Nam tiếp viên Vietnam Airlines vi phạm quy định cách ly tại nhà sẽ đối diện với mức phạt nào?

Tối ngày 30/11 mạng xã hội lại sôi sục khi Bộ Y tế phát thông báo chính thức về việc bệnh nhân 1347 mắc Covid-19 do tiếp xúc với bệnh nhân 1342 (nam tiếp viên Vietnam Airlines) đang bị cách ly theo quy định. Hàng loạt biện pháp chống dịch tiếp tục được khởi động khẩn trương. Về việc thiếu ý thức trong quá trình cách ly cũng như thể theo Công văn số 928/STP-PBGDPL về việc phối hợp triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 nam tiếp viên Vietnam Airlines vi phạm quy định cách ly tại nhà sẽ đối diện với mức phạt nào?

Tóm tắt sự việc

Khác với quy định cách ly người nhập cảnh của Bộ Y tế, với các chuyến bay ra nước ngoài và quay đầu đón khách về Việt Nam, các tiếp viên cùng phi công phục vụ trên máy bay được cách ly tại hai cơ sở của Vietnam Airlines tại Hà Nội và TP HCM tối thiểu trong 5 ngày.

Nam tiếp viên từ Nhật Bản nhập cảnh về Việt Nam ngày 14/11, lưu tại khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý ở số 115 Hồng Hà, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM, từ ngày 14 đến 18/11.

Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính hai lần, phi công và tiếp viên sẽ được về nhà tự cách ly 14 ngày. Việc thành lập hai cơ sở lưu trú này và quy trình cách ly, xét nghiệm đã được Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống Covid-19 cho phép.

Sau khi xét nghiệm hai lần kết quả âm tính, nam tiếp viên này về cách ly tại nhà trọ ở đường Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM. Tuy nhiên, nam tiếp viên đã vi phạm quy định cách ly là tiếp xúc với bạn bè và người nhà trong quá trình cách ly, khiến lây nhiễm virus cho người khác.

Vi phạm quy định cách ly xử phạt ra sao?

Vi phạm quy định cách ly xử phạt ra sao?

Mức phạt người vi phạm quy định cách ly phải đối diện

Trong quá trình tự cách ly tại nhà, người được cách ly phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, không được tiếp xúc trực tiếp với người khác. Tuy nhiên, nam tiếp viên - bệnh nhân 1.342 đã gặp gỡ 3 người, khiến một trong số họ trở thành bệnh nhân 1.347 vừa được Bộ Y tế công bố tối 30/11.

Ngày 4-4-2020, Sở Tư pháp TP Hà Nội ban hành Công văn số 928/STP-PBGDPL về việc phối hợp triển khai tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19. Đây là Căn cứ pháp lý để xử phạt 13 hành vi vi phạm phòng chống dịch bệnh Covid 19.

Cụ thể tại điều 07 Công văn số 928/STP-PBGDPL đã nêu rõ:

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác.

Theo điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế như sau:

“ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

…”

Kèm theo đó điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 đã có những quy định về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người cụ thể:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, căn cứ theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì Nam tiếp viên Vietnam Airlines sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 – 10.000.000đ vì không tuân thủ quy định cách ly.

Thông qua quá trình điều tra và cũng như theo Bộ luật Hình sự 2015 thì nếu vi phạm nghiêm trọng những khoản trong luật quy định thì người vi phạm có thể bị phạt hành chính từ 50.000.000đ – 200.000.000đ nghiêm trọng hơn là hình phạt tù lên đến 12 năm và kèm theo đó là bị phạt tiền cũng như là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc từ 01 – 05 năm.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang ngày càng diễn biến phức tạp đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, hạn chế tiếp xúc đông người, đeo khẩu trang, sử dụng nước rửa tay,… để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như người thân trong gia đình.

Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế

Quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế (Ảnh minh họa)

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.356