Người lao động có cần phải bảo mật mức tiền lương của mình trong quá trình làm việc hay không?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi mức tiền lương tối thiểu mà người lao động có thể nhận được hiện nay là bao nhiêu? Các công ty thường quy định về việc bảo mật tiền lương của cá nhân người lao động trong quá trình làm việc, trường hợp vi phạm bảo mật thì người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào? (Cẩm Tú - Bình Dương)

Tiền lương là gì?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Tiền lương - Quy định việc bảo mật tiền lương của Người lao động (Hình từ internet)

Mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương tối thiếu của người lao động như sau:

Mức lương tối thiểu

1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.

3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu từng vùng như sau:

Mức lương tối thiểu

1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Lương tối thiểu vùng

Từ quy định trên thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ; được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Mức lương tối thiếu của từng vùng được quy định như sau:

- Lương tối thiêu vùng I là 22.500 VNĐ/ giờ: 4.680.000 VNĐ/tháng.

- Lương tối thiêu vùng II là 20.000 VNĐ/ giờ: 4.160.000 VNĐ/tháng.

- Lương tối thiêu vùng III là 17.500 VNĐ/ giờ: 3.640.000 VNĐ/tháng.

- Lương tối thiêu vùng IV là 15.600 VNĐ/ giờ: 3.250.000 VNĐ/tháng.

Người lao động có cần phải bảo mật mức lương của mình trong quá trình làm việc hay không?

Hiện tại, chưa tìm thấy quy định về nghĩa vụ bảo mật lương của người lao động trong quá trình làm việc; các quy định như bảo mật tiền lương trong công ty sẽ được người lao động thực hiện theo hợp thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã ký kết.

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:

Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Như vậy, việc bảo mật tiền lương trong quá trình làm việc sẽ thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa người lao động và và người sử dụng lao động hoặc theo quy chế làm việc tại từng công ty.

(có 1 đánh giá)
Thành Nhân
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.754 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Việc làm mới nhất