Những bài học nằm lòng để sống trong ký túc xá

(có 2 đánh giá)

Cuộc sống sinh viên quả thật thú vị hơn cả khi sống trong ký túc xá. Đã sống trong môi trường tập thể tức là bạn phải hòa nhập vào cộng đồng và bỏ cái tôi cá nhân. Sống tập thể chung với ban bè vui thật nhưng sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn vì vậy hãy bỏ túi những bài học sau để không làm mất lòng hội chị em bạn dì trong ký túc xá.

Biết mình biết ta, đừng quá khoe mẽ

Kín tiếng chưa bao giờ là chuyện thừa trong một tập thể. Bạn dùng loại mỹ phẩm gì? Mua những chiếc túi hiệu nào. Mặc đồ hãng đắt ra sao hay thậm chí là thời gian bạn dành cho việc học việc chơi là bao nhiêu thì cũng đừng khoe khoang tất cả cho mọi người biết.

Nên nhớ rằng ngoài bố mẹ ra thì không ai có hi vọng bạn có một cuộc sống tốt đẹp hơn họ. Đó là tâm lý chung, là sự ích kỷ của mỗi người ngay cả bản thân chúng ta cũng vậy. Có thể có người ngưỡng mộ hoặc có thể có thể là sự ghen tị, suy cho cùng giữ cho mình một cuộc sống riêng nhất định để bảo vệ bản thân là điều nên làm.

Giữ kẽ trong cuộc sống tập thể tránh làm phiền đến người khác

Thường ngày gọi điện cho bố mẹ, bạn bè người yêu hãy lựa địa điểm ngoài ban công hay ra sân nói chuyện nếu chuyện quá quan trọng vì chưa hẳn những người bạn cùng phòng đã quan tâm đến câu chuyện của bạn.

Đi về muộn hay thức dậy sớm khi những người bạn cùng phòng còn đang say giấc thì hãy thể hiện hành động tôn trọng bằng cách hoạt động nhẹ nhàng.

Tinh ý và hiểu chuyện là một kỹ năng sống trong môi trường tập thể mà ai cũng cần phải có.

Sống tập thể đồng nghĩa không có bí mật nào đảm bảo được giữ kín

Nếu bạn đang do dự có nên nói ra một việc gì hay không thì đừng nói. Vì chắc chắn việc đó phần trăm quan trọng sẽ cao và bạn còn đang bận lưỡng lự. Trong phòng kí túc xá sẽ không tồn tại bí mật của hai người đâu. Bí mật của bạn nếu để cho 1 người biết thì căn bản tất cả mọi người sẽ biết hết thôi.

Tốt nhất là đừng chia sẻ còn hơn.

Không biết gì cũng được nhưng phải biết điều

Có một sự thật là bạn chung phòng ký túc xá chưa hẵn đã là bạn bè thân thiết. Vì vậy dù là chuyện nhỏ, chuyện lớn nếu đã nhờ ai giúp đỡ thì hãy trả ơn họ một cách tử tế. Từ chuyện: mua cơm hộ, lấy đồ dùm,… thì hãy cảm ơn thiện chí và mời bạn bè một mẩu bánh hay một ly trà sữa. Những chuyện nhỏ nhặt chẳng đáng bao nhiêu nhưng sẽ giúp mối quan hệ của những cô bạn cùng phòng trong ký túc xá trở nên dĩ hòa vi quý hơn. Chuyện cho đi và nhận lại thực sự luôn tồn tại dù là trao đổi bằng cách này hay cách khác đi nữa nên hãy thể hiện mình là người vui vẻ biết điều và lần sau nếu được nhờ giúp đỡ những người bạn ấy chắc chắn sẽ lại vui vẻ đồng ý.

Giữ vững quan điểm và lập trường

Việc thiết lập giới hạn của bản thân cũng như lập ra nguyên tắc với những người bạn cùng phòng ký túc xá cũng là một cách để tránh những chuyện không hay bất đồng quan điểm xảy ra sau này. Ví dụ bạn là người ghét người khác đụng vào đồ của mình thì hãy thể hiện rõ chủ trương đó với bạn cùng phòng ngay từ đầu. Khi có xung đột hay mâu thuẫn xảy ra đừng ngại va chạm, những chuyện không hài lòng từ cách sống, chuyện ăn ở, ngủ nghỉ, vệ sinh trong phòng hãy cùng họp bàn đưa ra ý kiến rõ ràng. Đừng chịu đựng vì có nhiều họ không thấy “lỗ hổng” cách sống của bản thân, bạn càng chịu đựng họ càng vô tư chạm đến giới hạn của mình. Một người vừa vui vẻ hòa đồng nhưng có nguyên tắc sống lập trường nhất định sẽ được hầu hết bạn bè yêu mến và phần nào nể trọng.

Đừng tốt quá, cũng đừng xung phong đi đầu trong mọi chuyện

Mình có cô bạn ở ký túc xá đúng là chuyện gì cũng đến tay cô ấy là có thật. Từ việc mua đồ dùng trong phòng cho tới việc đặt đồ ăn, quyết định nơi ăn uống các hoạt động của hội chị em trong phòng bạn mình đều lo hết. Nhưng nhiều lúc không lựa chọn được những chỗ ưng ý là hội chị em phòng ký túc xá lại chê lên chê xuống. Vậy cho nên nếu thường xuyên cảm thấy bản thân đối tốt với mọi người nhưng lại không nhận lại được sự tôn trọng hay hồi đáp thì nên lập tức thu hồi lòng tốt đó lại.

Làm người phải có chủ kiến riêng, tôi đối xử tốt với bạn đồng nghĩa với việc ít ra tôi cũng phải nhận được thứ gì đó nếu không hãy cho mọi thứ về số 0 tròn trĩnh để nhẹ đầu.

Cuộc sống đại học đồng nghĩa với việc phải xa cha mẹ gia đình nên ngoài việc tự lập bạn cũng cần phải học cách sống, giao tiếp. Thông qua bài viết hi vọng các bạn sinh viên có thể rút kinh nghiệm để có một cuộc sống đại học tràn đầy ý nghĩa hơn.

(có 2 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.774