Những điều người dân cần biết về căn cước công dân được gắn chip

(có 1 đánh giá)

Quyết định số: 1368/QĐ-TTg về việc phê duyệt chủ trương dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành về đề án thẻ công dân được gắn chip. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để mẫu thẻ mới được đưa vào sử dụng trên thực tế. Dựa vào quyết định này người dân cần biết những gì liên quan đến thẻ CCCD gắn chip?

Đối tượng nào phải đổi sang CCCD gắn chip?

Những người có CMND hoặc CCCD bị hết hạn, bị mất, hư hỏng sẽ phải đổi sang loại CCCD gắn chip.

CCCD gắn chip ban hành không đồng nghĩa với việc “khai tử” CMND hay CCCD mã vạch thông thường. Các loại giấy tờ tùy thân nào sẽ song song tồn tại với nhau mà người dân không phải đồng loạt đi đổi sang CCCD có gắn thẻ chip.

Lợi ích của người dân khi đổi sang CCCD gắn chip

Hầu hết người dân rất quan ngại về việc đi đổi hay làm mới giấy tờ vậy CCCD thẻ chip có điểm gì mới hơn so với các loại giấy tờ khác?

Được biết CCCD gắp chip có thể tích hợp được nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bằng lái xe, thuế,…

Do đó thay vì phải mang theo tất cả các loại giấy tờ tùy thân bên người thì chỉ với một thẻ CCCD gắn chip người dân đã hầu hết có đầy đủ giấy tờ tổng hợp chứng minh nhân thân khi làm các thủ tục hành chính.

Giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc người dân không phải tốn tiền vào các chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây.

Có cần làm lại các loại giấy tờ khác khi đổi sang CCCD

Thực tế việc đổi sang CCCD không gây bất kỳ ảnh hưởng tới các loại giấy tờ đang dùng với CCCD mã vạch trước đó.

Theo đại diện Bộ Công an thì số trên CCCD gắn chip với số trên CCCD mã vạch là giống nhau, do đó công dân không phải đi đổi lại các loại giấy tờ khác.

Hay ngược lại sau khi đã được cấp CCCD gắn thẻ chip thì người dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số CCCD trước đây bình thường mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Nếu mất CCCD gắp chip thông tin bị lộ phải làm sao?

Vì tính thuận tiện của CCCD gắn thẻ chip là tích hợp nhiều thông tin cá nhân quan trọng khác nên người dân tỏ ra ngại và đặt câu hỏi nếu đánh mất thẻ và nó rơi vào tay của kẻ xấu thì liệu thông tin cá nhân của người dân có còn an toàn.

Bộ Công an đã trả lời thắc mắc của người dân rằng mức độ bảo mật của chip rất cao nên thông tin định danh của công dân trên thẻ là không thể thay đổi, không cách nào giả mạo được. Chỉ có chủ sở hữu thẻ mới có quyền sử dụng thẻ do đó nếu chẳng may làm mất hay rơi vào tay kẻ xấu thì cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

CCCD gắn chip sẽ được triển khai khi nào?

Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương rà soát, tổng hợp nhu cầu tích hợp các dịch vụ, ứng dụng thuộc lĩnh vực công tác, quản lý của mình vào chíp điện tử trong thẻ CCCD.

Các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an chủ động triển khai tích hợp ứng dụng, sử dụng thông tin trên thẻ CCCD trong các lĩnh vực công tác.

Được biết, dự kiến việc cấp CCCD có gắn chip sẽ được triển khai trong tháng 11/2020 tới đây.

Hiện đã có khoảng 70 quốc gia trên thế giới sử dụng thẻ căn cước có gắn chíp, trong đó có những quốc gia sử dụng từ những năm 1990.

Khi xây dựng Luật Căn cước công dân năm 2014, Bộ Công an đã tính toán đến việc gắn chíp, nhưng khi đó chi phí chip cao, ngân sách chưa đáp ứng được và trong nước chưa sử dụng được một số công nghệ liên quan đến chip.

(có 1 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.813 
Việc làm mới nhất