Những mong ước của luật sư
Luật sư Vũ Quang Đức (trái) tư vấn pháp luật miễn phí cho bạn đọc báo Tuổi Trẻ - Ảnh tư liệu
Luật sư TRẦN VĂN AN (chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang):
Được thực hiện các quyền cơ bản
Nhân kỷ niệm Ngày truyền thống luật sư VN, tôi chỉ có một mong ước thiết thực là những quyền của luật sư được pháp luật quy định sẽ được áp dụng trọn vẹn trên thực tiễn.
Lâu nay chúng ta cứ bàn chuyện sửa luật, tăng quyền cho luật sư nhưng điều đó không quan trọng bằng việc đảm bảo các quyền này theo luật định.
Luật sư có quyền bào chữa, quyền được nhận quyết định tố tụng liên quan đến vụ án, quyền được tranh luận tại tòa, ý kiến luật sư được thể hiện trong bản án... Đó là những quyền rất cơ bản nhưng có khi các cơ quan tố tụng lại bỏ qua.
Lý do vì một số cơ quan, cá nhân nhận thức chưa đầy đủ, không thực hiện vì phức tạp cho họ hoặc cố tình không thực hiện... Việc đó đã cản trở đến quyền hành nghề của luật sư, vai trò vị trí của luật sư không được thể hiện đầy đủ trong tiến trình cải cách tư pháp đang hướng đến.
Luật sư HÀ HẢI - (Đoàn luật sư TP.HCM):
Có phản biện vẫn tốt hơn
Bảo đảm quyền bào chữa là một trong các nội dung thiết yếu của công cuộc cải cách tư pháp, theo đó kết quả phiên tòa phải dựa trên quá trình tranh tụng. Luật sư ở vị thế đối trọng với viện kiểm sát có vai trò phản biện, tranh tụng giúp hội đồng xét xử làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Vì vậy không thể phủ nhận trong tiến trình cải cách tư pháp, luật sư có vai trò "xương sống".
Tuy nhiên, tôi thấy hiện nay các cơ quan tố tụng như công an, viện kiểm sát, tòa án vẫn chưa hiểu hết về nghề luật sư.
Thi thoảng các luật sư đồng nghiệp của tôi tham gia tranh tụng vẫn than phiền họ bị các cơ quan tố tụng làm khó, không được tạo điều kiện, không được lắng nghe nên nghề luật sư chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội.
Hậu quả là khi phản biện của luật sư chưa được lắng nghe và ghi nhận thì hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng chưa hiệu quả, oan sai và khiếu kiện còn nhiều.
Thời gian qua, dư luận có phê phán về luật sư chạy án. Không phủ nhận ngành nào cũng có một vài "con sâu". Tuy nhiên, nếu nói số đông luật sư chạy án là phiến diện, phản ánh không đúng thực tế hoạt động nghề của giới luật sư.
Hiện trên cả nước có gần 10.000 luật sư, tập trung đông tại hai TP lớn là Hà Nội và TP.HCM, trong đó có nhiều luật sư trẻ rất giỏi, học ở nước ngoài về, có ngoại ngữ tốt... Các luật sư kiếm sống bằng chính kiến thức đã học, làm giàu chính đáng bằng nghề, rất đáng được trân trọng.
Nhiều vụ án oan sai với sự giúp sức của luật sư (hoàn toàn miễn phí) đã góp phần giải oan cho thân chủ. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực của luật sư giúp cơ quan tố tụng làm sáng tỏ vụ án, giúp bị cáo tránh được bản án không tương xứng với hành vi của họ, bớt oan sai.
Luật sư TRƯƠNG THỊ MINH THƠ (nguyên thẩm phán tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM): Trăn trở trong quá trình tranh tụng Gần 30 năm trong cương vị thẩm phán, xét xử nhiều vụ án, tôi rất quan tâm đến luận cứ mà các luật sư tranh luận gửi cho hội đồng xét xử. Bởi luật sư là người rất gần gũi với thân chủ của họ - là bị cáo, đương sự trong vụ án. Luận cứ mà các luật sư đưa ra thường rất chặt chẽ, góp phần làm sáng tỏ vụ án. Cũng có nhiều vụ án tôi và đồng nghiệp đã chấp nhận quan điểm của luật sư, tuyên bị cáo không phạm tội. Các vụ án khác nếu không chấp nhận quan điểm của họ so với chứng cứ có trong hồ sơ, tôi cũng nhận xét đầy đủ trong bản án. Bây giờ là một luật sư - trực tiếp tiếp xúc nhiều hơn với thân chủ, tôi mới thấu hiểu hơn về công việc của luật sư. Chúng tôi cảm nhận, san sẻ, cảm thông nỗi buồn, nỗi đau và hoàn cảnh vi phạm pháp luật của thân chủ mình - có khi họ bị cả xã hội lên án dù chưa biết rõ được nguồn cơn. Vai trò của luật sư là người góp phần cùng các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vụ án. Nếu thân chủ của mình vi phạm pháp luật thì cũng cần phân tích tính chất, mức độ của hành vi để họ nhận ra và thành khẩn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Luật sư không thể vì mục đích nào đó mà cố tình "đổi đen thành trắng". Tôi tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ mình, trực tiếp nghe, thấy luật sư đồng nghiệp tranh tụng chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm một cách khoa học, có căn cứ nhưng không được tòa chấp nhận. Đó là điều trăn trở của tôi. Việc bảo vệ thân chủ hay đi đến tận cùng của chân lý để làm sáng tỏ sự thật khách quan, nó không dễ dàng chút nào. |
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 6 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 6 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 5 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 3 ngày trước -
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 3 ngày trước
-
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 10 giờ trước -
95% sinh viên trường nghề có việc làm, thu nhập từ 6 - 12 triệu đồng/tháng
Cập nhật 17 giờ trước -
Công an TPHCM nói về vụ Lê Chí Thành
Cập nhật 17 giờ trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 17 giờ trước -
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao HĐBA Liên Hợp Quốc
Cập nhật 18 giờ trước -
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 2 ngày trước