Nói giọng địa phương, nói ngọng, nói lắp thì học luật có được không?

Mỗi nghề có một đặc thù riêng, đối với ngành luật thì giao tiếp rất quan trọng nhất là những người làm trong Tòa án, Viện kiểm sát. Nhiều bạn học sinh có nguyện vọng thi vào ngành luật nên lại có dị tật như: nói ngọng, nói lắp. Vậy những người này có thể học luật được không? Cơ hội việc làm như thế nào?

Giao tiếp thật sự rất quan trọng đối với sinh viên ngành luật

Với đặc tính ngành nghề, nghề luật phải giao tiếp truyền tải nhiều thế nên giọng nói, cách biểu cảm, truyền đạt cảm xúc phải được người học chú trọng hơn cả. Ngay cả khi tìm việc làm thì NTD luôn ưu tiên những ứng viên có giọng nói rõ ràng, mạch lạc để phục vụ cho công việc sau này.

Nói giọng địa phương, nói ngọng, nói lắp có thể học luật không?

Câu trả lời là có thể có hoặc không, nó còn tùy vào định hướng tương lai của mỗi người.

Đơn cử nếu bạn có định hướng vào làm việc trong tòa án hay viện kiểm sát thì cơ hội việc làm sẽ bằng không vì:

Học viện Tòa án sẽ sơ tuyển thí sinh, trong đó đặt ra những tiêu chuẩn về sức khỏe như không bị dị hình, không nói ngọng, nói lắp.

Tiếp theo đó trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tuyển sinh yêu cầu tiêu chuẩn sức khỏe của thí sinh trong đó có yêu cầu: Không dị hình, dị dạng, khuyết tật, nói ngọng, nói lắp.

Thêm vào đó trong bộ quy tắc ứng xử của Kiểm sát viên cũng có quy định cấm Kiểm sát viên nói ngọng nói lắp tại phiên tòa.

Thế nên nếu định hướng vào làm việc tại các vị trí này thì quả thật không có cơ hội cho người nói ngọng, nói lắp.

Hiện nay các trường đào tạo ngành luật trên cả nước thì không quy định sinh viên học Luật không được nói ngọng nói lắp thế nên bạn vẫn có cơ hội học và làm luật. Nhưng thật khó khăn khi ra nghề nếu đây là khiếm khuyết của bạn vì các cử chỉ, hành động, lời nói, tư thế, tác phong, thái độ, biểu cảm của người làm luật thì luôn phải chuẩn mực và người làm luật cũng luôn phải giao tiếp diễn đạt để đối phương, cấp trên, thân chủ,… của mình hiểu thì mới có thể hành nghề được.

Vậy nên nếu cải thiện được thì những bạn nói ngọng nói lắp phải cố gắng rất nhiều.

Vấn đề nói tiếng địa phương thì không có quy định nào cấm người nói tiếng địa phương không được học ngành luật thế nên chỉ cần các bạn nói tiếng địa phương trình bày rõ ràng  cải thiện giọng nói thì không phải là vấn đề quá lớn lao.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.080