Ông chủ Nhật Cường được kế toán trưởng giúp sức trốn thuế như thế nào?
Nguyễn Thị Bích Hằng (49 tuổi, kế toán trưởng Công ty Nhật Cường) bị cáo buộc giúp Bùi Quang Huy trốn thuế trong đường dây buôn lậu lên tới gần 3.000 tỷ đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) do bị can Bùi Quang Huy làm Tổng Giám đốc, Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và một số đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đối với hành vi phạm tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", kết luận điều tra cho biết, trong thời gian từ năm 2014 đến tháng 5/2019, Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường đã chỉ đạo Nguyễn Bảo Ngọc (Giám đốc Tài chính Công ty Nhật Cường) và Nguyễn Thị Bích Hằng (Kế toán trưởng Công ty Nhật Cường) lập, sử dụng 2 hệ thống sổ sách kế toán để ghi chép số liệu hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường, gồm: Hệ thống sổ sách kế toán trên phần mềm ERP để ghi nhận toàn bộ số liệu thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường, để theo dõi nội bộ;
Hệ thống sổ sách trên phần mềm MISA ghi nhận số liệu để lập các sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế khai báo với cơ quan quản lý nhà nước; để ngoài, không hạch toán đầy đủ số liệu thực tế kinh doanh, số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tiền đầu tư cho các công ty con do Bùi Quang Huy lập... trên phần mềm sổ sách kế toán MISA.
Nhấn để phóng to ảnh
Một cửa hàng của Công ty Nhật Cường thời điểm bị cơ quan chức năng kiểm tra.
Kế toán trưởng khai gì?
Nguyễn Thị Bích Hằng khai, Công ty Nhật Cường buôn bán các loại điện thoại, phụ kiện điện thoại có nguồn gốc nhập khẩu và mua trong nước có hóa đơn (có nộp thuế) và không có hóa đơn, chứng từ (không nộp thuế). Bùi Quang Huy sử dụng 2 phần mềm ERP và MISA để ghi chép số liệu hoạt động kinh doanh. Trong đó, phần mềm ERP ghi chép đầy đủ số liệu hàng hóa Công ty Nhật Cường mua vào, bán ra (hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, có nộp thuế và hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, không nộp thuế), nhằm mục đích phản ánh chính xác doanh thu, lợi nhuận để quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh.
Phần mềm MISA chỉ ghi chép số liệu hàng hóa mua vào, bán ra có hóa đơn chứng từ (có nộp thuế) để phục vụ việc kê khai nộp thuế, lập sổ sách kế toán, báo cáo thuế, báo cáo tài chính gửi các cơ quan quản lý nhà nước.
Nguyễn Thị Bích Hằng được Bùi Quang Huy giao phụ trách công tác kế toán của Công ty Nhật Cường. Hằng sử dụng phần mềm kế toán MISA để kê khai thuế, lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thuế để nộp cho cơ quan thuế. Quá trình kê khai thuế, lập sổ sách kế toán, Hằng chỉ ghi chép số liệu liên quan đến việc mua vào, bán ra hàng hóa có hóa đơn, chứng từ, có nộp thuế vào sổ sách kế toán trên phần mềm MISA; không ghi chép số liệu liên quan đến việc mua vào, bán ra hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, không nộp thuế trên phần mềm MISA.
Hằng không ghi chép số liệu trên ERP nhưng được cấp quyền truy cập phần mềm ERP để xem, trích xuất các số liệu về hoạt động kinh doanh của Công ty Nhật Cường.
Hằng thừa nhận số liệu ghi chép trên phần mềm ERP và số liệu ghi chép trên phần mềm MISA có sự chênh lệch lớn; có nhiều số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí, tiền đầu tư vào các công ty do Bùi Quang Huy thành lập... chỉ được ghi nhận trên phần mềm ERP để theo dõi nội bộ mà không được ghi trên phần mềm MISA để lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính kê khai với cơ quan nhà nước.
"Việc ghi chép không đầy đủ, để ngoài sổ sách kế toán báo cáo với cơ quan nhà nước nhiều số liệu về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí... là vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về kế toán, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước", kết luận điều tra viết.
Theo kết luận điều tra, hành vi trên của Bùi Quang Huy và đồng phạm, chỉ tính riêng phần nghĩa vụ nộp thuế trong các hoạt động kinh doanh đã gây hậu quả nghiêm trọng (thiệt hại tài sản nhà nước) là gần 30 tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi lập 2 hệ thống sổ sách kế toán còn nhằm mục đích che giấu hoạt động kinh doanh bất hợp pháp (buôn lậu, rửa tiền...), tránh sự kiểm tra, phát hiện của cơ quan chức năng.
Kết luận điều tra xác định, hành vi của Nguyễn Thị Bích Hằng phạm vào tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại khoản 2, điều 221 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), với vai trò đồng phạm, giúp sức cho Bùi Quang Huy.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 9 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 3 tháng trước
-
Chuyên viên tài chính là gì? Yêu cầu và kỹ năng của Chuyên viên tư vấn tài chính
Cập nhật 4 ngày trước -
Mô tả công việc vị trí Nhân viên kinh doanh
Cập nhật 4 ngày trước -
Tuyển dụng Telesale gặp những khó khăn gì?
Cập nhật 4 ngày trước -
Giám sát bán hàng là gì? Mô tả công việc giám sát bán hàng
Cập nhật 4 ngày trước -
Có một công việc mùa dịch đáng quý thế nào?
Cập nhật 7 ngày trước -
Nhân viên Telesales là gì? 5 Kỹ năng cần có của Telesales chuyên nghiệp
Cập nhật 4 ngày trước -
Tính cách hướng nội – hướng ngoại, chọn nghề cho phù hợp
Cập nhật 4 ngày trước
-
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng - Giá trị lý luận và thực tiễn
Cập nhật 11 giờ trước -
Tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 vaccine ngừa COVID-19 “made in Việt Nam”
Cập nhật 11 giờ trước -
Tránh bỏ sót đối tượng khi tổng điều tra kinh tế năm 2021
Cập nhật 11 giờ trước -
Những tình tiết đau lòng trong vụ nữ sinh lớp 10 tử vong dưới tay “người yêu” tại Hà Nam
Cập nhật 11 giờ trước -
Phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng sẽ mở ngày 8/3
Cập nhật 11 giờ trước -
Content Writer và những gì bạn cần biết về vị trí việc làm này
Cập nhật 12 giờ trước