OT là gì? BLLĐ 2019 quy định như thế nào về vấn đề làm thêm giờ của người lao động?
OT có lẽ là khái niệm không còn quá xa lạ đối với dân văn phòng vì chắc hẳn công ty lớn hay nhỏ đều có những giai đoạn cần tập trung 100% nguồn nhân lực để hoàn thành dự án hay các tồn động công việc còn lại. Vậy OT là gì và pháp luật quy định như thế nào về tính lương OT?
Khái niệm OT
OT là từ viết tắt của Overtime có nghĩa là làm việc ngoài giờ, làm thêm giờ so với giờ hành chính quy định làm việc 08 tiếng 1 ngày nói chung.
Thông thường nhân viên làm thêm giờ sẽ được tính lương OT và thời giờ làm theo phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định về vấn đề làm thêm giờ
Điểm b, khoản 2 điều 107 BLLĐ 2019 quy định rõ về thời giờ làm thêm của người lao động cụ thể như sau:
Số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ 1 số trường hợp quy định trong luật
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc.
Người sử dụng lao động không được ép người lao động làm thêm giờ nếu không có sự đồng ý cũng như nếu bị yêu cầu tăng ca quá thời gian mà pháp luật quy định người lao động có quyền thông báo cho bộ lao động thương binh và xã hội về tình trạng trên để kịp xử lý một cách kịp thời nhất.
Mức lương làm thêm giờ quy định trong BLLĐ 2019
Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Như vậy theo luật thì người lao động sẽ được hưởng quyền lợi làm thêm giờ đây được xem là điểm tích cực khi người lao động phải tăng ca làm thêm giờ.
-
Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư?
Cập nhật 23 giờ trước -
"Rì viu sương sương" ngành Luật trường ĐH Tôn Đức Thắng
Cập nhật 1 ngày trước -
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 16 giờ trước -
Top 05 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vào các công ty Luật
Cập nhật 2 ngày trước -
03 Lưu ý khi sinh viên đi thực tập ngành Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Con đường trở thành Kiểm sát viên
Cập nhật 3 ngày trước -
Từ Cử nhân Luật thành một Thừa phát lại
Cập nhật 22 giờ trước
-
Lương tháng 13 là gì? Cách tính lương tháng 13?
Cập nhật 14 giờ trước -
Tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động
Cập nhật 2 ngày trước -
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động có thời hạn tối đa là 60 tháng và có thể gia hạn nhiều lần
Cập nhật 2 ngày trước -
Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và hồ sơ đề nghị trợ cấp
Cập nhật 2 ngày trước -
Theo quy định của pháp luật thì thời gian nghỉ trưa của người lao động (NLĐ) là 1 giờ hay 30 phút?
Cập nhật 21 giờ trước -
Khi nào NLĐ được nhận tiền hỗ trợ, tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định 08/2022/QĐ-TTg
Cập nhật 23 giờ trước