Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Tổ chức hành nghề luật sư gồm Văn phòng luật sư và Công ty luật, vậy giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật có những điểm khác biệt ra sao?

Những điểm giống nhau cơ bản giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật
Theo quy định tại Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) thì giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật có những điểm giống nhau cơ bản sau đây:
(1) Công ty luật và Văn phòng luật sư đều được xem là tổ chức hành nghề luật sư và đều có các quyền sau đây:
- Thực hiện dịch vụ pháp lý.
- Nhận thù lao từ khách hàng.
- Thuê luật sư Việt Nam, luật sư nước ngoài và nhân viên làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư.
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tư vấn, giải quyết các vụ việc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi được yêu cầu.
- Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
- Thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch trong nước.
- Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(2) Để thành lập Văn phòng luật sư và Công ty luật thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về luật sư;
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
Một luật sư chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một tổ chức hành nghề luật sư. Trong trường hợp luật sư ở các Đoàn luật sư khác nhau cùng tham gia thành lập một công ty luật thì có thể lựa chọn thành lập và đăng ký hoạt động tại địa phương nơi có Đoàn luật sư mà một trong các luật sư đó là thành viên.
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật (Hình từ Internet)
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Ngoài những điểm giống nhau nêu trên thì giữa Văn phòng luật sư và Công ty luật có những điểm khác nhau cơ bản sau đây:
Tiêu chí | Văn phòng luật sư | Công ty Luật |
Loại hình | Được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân | Có thể được tổ chức và hoạt động theo loại hình: - Công ty luật hợp danh; hoặc - Công ty luật trách nhiệm hữu hạn. |
Số thành viên thành lập | Do một luật sư thành lập. | - Công ty luật hợp danh: Do ít nhất hai luật sư thành lập và không có thành viên góp vốn. - Công ty luật TNHH 1 thành viên: Do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu. - Công ty luật TNHH 2 thành viên trở lên: Do ít nhất hai luật sư thành lập. |
Đại diện theo pháp luật | Luật sư thành lập văn phòng luật sư là Trưởng văn phòng và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. Trưởng văn phòng là người đại diện theo pháp luật của văn phòng. | - Giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty luật. - Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thoả thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty. |
Đặt tên
| Tên của văn phòng luật sư do luật sư lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “văn phòng luật sư” | Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thoả thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn” |
Chịu trách nhiệm
| Trưởng văn phòng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của văn phòng. | - Công ty luật hợp danh: Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty bằng tài sản của công ty, nếu tài sản của không đủ để thanh toán các khoản nợ thì các thành viên hợp danh phải tiếp tục lấy tài sản của mình ra để thanh toán các khoản nợ của công ty. - Công ty luật TNHH: Thành viên công ty chịu trách nhiệm hữu hạn đối với phần vốn góp. |
Tags:
Văn phòng luật sư Công ty luật Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư luật sư-
Luật sư sao chụp tài liệu vụ án hình sự có thể phải trả 1.500 đồng/trang A4?
Cập nhật 1 ngày trước -
Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn?
Cập nhật 7 ngày trước -
Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì? Cơ quan nào là lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn?
Cập nhật 9 ngày trước -
Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa được quy định như thế nào?
Cập nhật 9 ngày trước -
Mục đích thành lập của Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn?
Cập nhật 11 ngày trước -
Luật sư không đóng phí thành viên Đoàn Luật sư quá 06 tháng thì xử lý thế nào? Mức phí thành viên Đoàn Luật sư do ai quy định?
Cập nhật 11 ngày trước
-
Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?
Cập nhật 7 ngày trước -
Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn?
Cập nhật 7 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 6 ngày trước -
Doanh nghiệp có được giảm lương khi người lao động không đảm bảo kết quả công việc không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?
Cập nhật 6 ngày trước -
Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất?
Cập nhật 5 giờ trước -
Luật sư sao chụp tài liệu vụ án hình sự có thể phải trả 1.500 đồng/trang A4?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục giải thể như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mức đóng đoàn phí công đoàn năm 2023 là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước -
Brand Manager là làm gì? Cách tạo CV Brand Manager
Cập nhật 2 ngày trước -
Hồ sơ đăng ký hành nghề công chứng và cấp Thẻ công chứng viên mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước