Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?
Pháp chế ngân hàng được xem là một vị trí quan trọng hàng đầu trong tổ chức ngân hàng. Mọi hoạt động trong kinh doanh đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong các doanh nghiệp đều có bộ phận pháp chế riêng và dĩ nhiên hoạt động Ngân hàng cũng không ngoại lệ. Ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm, thiết yếu trong nền kinh tế do đó càng phải tuân thủ pháp luật nghiêm ngặt vậy nên phòng pháp chế là một trong những bộ phận quan trọng trong hoạt động ngân hàng và không thể thiếu vai trò của nhân viên pháp chế trong đó.
>> Vai trò của bộ phận Pháp Chế - Tuân thủ trong hoạt động Ngân hàng
>> Chuẩn bị tốt các câu hỏi phỏng vấn dưới đây cho vị trí nhân viên pháp chế ngân hàng
Tìm việc làm Pháp chế Ngân hàng
1. Nhiệm vụ của Nhân viên pháp chế trong ngân hàng
Nhân viên pháp chế ngân hàng có vai trò bảo đảm mọi hoạt động quản lý và kinh doanh của ngân hàng đều thực hiện đúng các quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của ngân hàng.
2. Tổ chức của ban Pháp chế trong ngân hàng
Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà cơ cấu của ban Pháp chế sẽ khác nhau, bộ máy của ban Pháp chế gồm có:
- Bộ phận tổng hợp và tư vấn
- Bộ phận xử lý nợ
- Bộ phận pháp lý chứng từ
- Bộ phận quản lý đầu tư…
- Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ phận do trưởng ban Pháp chế quy định.
...
3. Công việc chính của Pháp chế ngân hàng
- Tư vấn, hỗ trợ pháp lý, tham gia hỗ trợ hướng dẫn nội bộ các vấn đề pháp lý để xử lý các công việc phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của Ngân hàng.
- Soạn thảo, chỉnh sửa và rà soát pháp lý của các loại Hợp đồng (kinh tế, dân sự) sẽ ký kết giữa Công ty và khách hàng, báo cáo và trình Trưởng phòng xét duyệt trước khi trình lên Giám đốc hoặc chuyển cho khách hàng.
- Tham gia đàm phán, soạn thảo hoặc rà soát, có ý kiến pháp lý đối với các dự thảo hợp đồng, thỏa thuận theo chỉ đạo của Ban Lãnh đạo
- Đề xuất hướng xử lý, tham gia giải quyết các vấn đề, vụ việc pháp lý, tố tụng phát sinh liên quan đến hoạt động và kinh doanh hằng ngày của Ngân hàng trong phạm vi, nhiệm vụ quyền hạn của mình.
- Tham gia hỗ trợ thực hiện xây dựng, quản lý văn bản nội bộ của Ngân hàng
- Định hướng, hướng dẫn kiểm soát, chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý và các công việc được phân công phụ trách. Đảm bảo việc quản lý phụ trách, phân công công việc được hợp lý và hiệu quả.
- Tham mưu cho Trưởng phòng/Ban giám đốc giải quyết, xử lý các sự cố, vướng mắc, các tranh chấp pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Đại diện cho Ngân hàng trước Tòa án/ Cơ quan giải quyết tranh chấp.
4. Tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế Ngân hàng
Bởi vì công việc này tương đối quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng nên tiêu chuẩn để trở thành Nhân viên Pháp chế được yêu cầu khá cao. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng Ngân hàng khác nhau tuy nhiên để ứng tuyển vào vị trí này hầu hết ứng viên phải tốt nghiệp các trường đào luật thuộc hàng Top của nước ta và tốt nghiệp từ loại khá trở lên. Yêu cầu kinh nghiệm từ 02 năm. Tiếng Anh, Tin học thành thạo đảm bảo đủ các kỹ năng cần thiết. Có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, am hiểu về doanh nghiệp và các thủ tục.
Pháp chế Ngân hàng là một trong những công việc mơ ước của nhiều Cử nhân Luật. Vị trí này đòi hỏi kiến thức cũng như kinh nghiệm cao nhưng đãi ngộ của nó mang lại là hoàn toàn xứng đáng. Mỗi nhân viên Pháp chế đều có vai trò và sứ mệnh to lớn cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng nơi họ đang làm việc.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 5 ngày trước -
05 Lý do ngớ ngẩn khiến bạn bị loại ngay từ vòng lọc CV
Cập nhật 6 ngày trước -
Những cụm từ cần được thay thế để CV “xịn – mịn” hơn
Cập nhật 6 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 5 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 4 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 4 ngày trước
-
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 1 ngày trước -
Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô được thăng hàm Trung tướng
Cập nhật 1 ngày trước -
Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
Cập nhật 1 ngày trước -
Nhân viên sẽ không nhảy việc nếu đủ hạnh phúc
Cập nhật 1 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 2 ngày trước