Pháp luật quy định như thế nào về hành vi săn bắt thú rừng hoang dã?
Săn bắt thú rừng hoang dã không chỉ là suy giảm đa dạng sinh học, gây nguy cơ tuyệt chủng mà còn đe dọa đến sự tồn tại của con người. Vậy hành vi săn bắt thú rừng hoang dã trái phép bị xử lý ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết này.
>> Hướng dẫn áp dụng Điều 234, 244 BLHS và Điều 106 BLTTHS
1. Xử phạt hành chính
Có tới 14 mức phạt hành chính đối với hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định được nêu rõ tại điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP tùy vào danh mục giá trị của động vật rừng bị săn bắt mà người thực hiện vi phạm sẽ bị phạt tiền ít nhất là 05 triệu đồng và nhiều nhất là 400 triệu đồng, tùy theo giá trị và loại động vật (động vật rừng thông thường hay động vật quý hiếm).
Đồng thời, có thể bị tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm, tịch thu phương tiện vi phạm.
2. Xử lý hình sự với hành vi săn bắt thú rừng hoang dã
Người săn bắn thú rừng trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội gồm:
Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234
hoặc Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015.
Trong đó, căn cứ Điều 2 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP thì
- Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật rừng thông thường và các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục II, Phụ lục III Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB theo quy định của Chính phủ hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mức phạt cao nhất của tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã là 12 năm tù. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm thì sẽ bị phạt tiền từ 500 triệu - 02 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm nếu:
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
- Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác…
- Săn bắt động vật có số lượng dưới mức quy định trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
-
Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên và hướng dẫn viết đơn xin thực tập
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu hợp đồng lao động năm 2023 mới nhất quy định thế nào? Có thể ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa bao nhiêu tháng và tối đa mấy lần?
Cập nhật 4 ngày trước -
8 cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Cập nhật 1 ngày trước -
Một số quyền lợi chỉ có với lao động nữ năm 2023
Cập nhật 4 ngày trước -
Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong năm 2023 thì người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 6 ngày trước -
Có thể hành nghề công chứng viên ngay khi tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Khi nào tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư?
Cập nhật 8 giờ trước -
Có nên rải CV hay không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Giảng viên đại học ngành luật muốn hành nghề luật sư thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 16 giờ trước -
Người không học chuyên ngành Luật có thể trở thành công chứng viên được không? Công chứng viên có những quyền và nghĩa vụ gì?
Cập nhật 16 giờ trước -
Tuyển sinh Học viện Cảnh sát nhân dân 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Để được phong hàm Giáo sư ngành luật học thì cá nhân bắt buộc phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Cập nhật 1 ngày trước