Pháp luật quy định như thế nào về tình hình đáng báo động: Sinh viên bị lừa đảo khi tìm việc làm
Nhu cầu tìm việc làm thêm trong cộng đồng sinh viên là tương đối nhiều. Ngoài những trang tin tuyển dụng uy tín thì bên cạnh đó một số tổ chức cá nhân lợi dụng mạng xã hội để đăng tin tuyển dụng lừa đảo, lừa tiền hàng loạt sinh viên khiến bao người rơi vào cảnh: “tiền mất tật mang”. Vậy pháp luật điều chỉnh như thế nào về những hành vi lừa đảo trên, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những hành vi lừa đảo này.
Nhận diện tình hình sinh viên bị lừa đảo khi xin việc.
Những đối tượng lừa đảo thành lập các trang web và trang mạng xã hội, mạo danh các công ty nổi tiếng để đưa ra những thông tin tuyển dụng việc làm, từ đó lừa đảo, thu phí của người có nhu cầu tìm việc. Đối tượng lừa đảo của chúng tập trung vào các sinh viên chưa có kinh nghiệm tìm kiếm việc làm.
Khi lên mạng tìm kiếm thông tin tuyển dụng sẽ có rất nhiều kết quả tìm kiếm đổ ra tuy nhiên đặc điểm chung của những trang web, tài khoản có dấu hiệu lừa đảo là đánh mạnh vào tâm lý sinh viên tìm việc: “Phỏng vấn đi làm ngay.” Những nhóm người này tiếp cận sinh viên đi xin việc bằng cách đưa địa chỉ hẹn phỏng vấn và bắt sinh viên đóng phí cọc đồ hoặc là phí đặt chỗ thử việc giao động từ 200.000 – 500.000 đồng, viết phiếu hẹn ngày đi làm tuy nhiên đến hẹn thì không có cách nào có thể liên lạc được với “các nhà tuyển dụng” hay thủ đoạn hơn nữa là nhóm người này sẽ trả lời thẳng là ở đây không có tuyển dụng ai cả và các bạn sinh viên đành ngậm đắng nuốt cay mất số tiền đó xem như là một bài học cho bản thân.
Quy định của pháp luật về trường hợp sinh viên bị lừa đảo khi đi xin việc làm
Toàn bộ các quan hệ xã hội đều được pháp luật điều chỉnh và mọi hành vi phạm tội đều phải chịu sự trừng phạt thích đáng của pháp luật.
Tại Điều 81 Nghị định 15/2020 NĐ-CP quy định vi phạm về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân có trị giá dưới 2.000.000 đồng
Theo đó, đối với các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức tuyển dụng như trên thì dù chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng thì mức độ xử phạt hành chính cũng khá nặng là từ: 30.000.000 – 50.000.000 đồng.
Tại điều 174 Bộ Luật hình sự 2015 cũng quy định rõ về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ giá trị chiếm đoạt từ 2.000.000 – 50.000.000 tùy trường hợp thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hình phạt tù tăng lên từ 02 năm đến 07 nếu có hành vi phạm tội thuộc các trường hợp sau:
Có tổ chức;
Có tính chất chuyên nghiệp;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
Tái phạm nguy hiểm;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Có nghĩa là các tổ chức, cá nhân lừa đảo tuyển dụng thì tùy vào mức độ lừa đảo cũng như quá trình điều tra của cơ quan công an thì có thể bị xử phạt hình chính hoặc xử phạt hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thực tế cho thấy…
Có thể thấy loại hành vi lừa đảo này vẫn có thể tồn tại mà chưa bị pháp luật “ sờ gáy” vì chúng đánh vào tâm lý của những sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm, nhẹ dạ cả tin khi sự việc xảy ra thì lại mang tâm lý là mình “xui rủi” nên không đấu tranh tố giác tội phạm. Thủ đoạn lừa đảo của các tổ chức phạm tội thì lại tinh vi như là lập nhiều tài khoản khác nhau để tiếp tục lừa đảo người khác, địa chỉ đến xin việc nộp tiền thay đổi liên tục khó tìm ra và phát giác,…
Trong các trường hợp trên cơ quan điều tra không thể kiểm soát hết được nếu người bị hại không chủ động tố cáo hành vi chiếm đoạt tài sản. Có thể các bạn sinh viên cho rằng số tiền mình bị lừa chỉ là tiền trăm nên có thể bỏ qua nhưng số lượng người bị lừa chắc chắn không phải mình bạn. Vậy nên để bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân cũng như ngăn chặn được hành vi xấu thì mọi người nên tố giác kiến nghị hành vi phạm tội đến cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn điều xấu hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.
-
Cảnh giác "dịch vụ luật sư" có thể lấy lại tiền bị lừa đảo
Cập nhật 2 ngày trước -
Tái diễn lừa đảo “tôi là nhân viên bảo hiểm xã hội”, tinh vi hơn
Cập nhật 11 ngày trước -
Một số dấu hiệu nhận biết lừa đảo tuyển dụng thường gặp
Cập nhật 11 ngày trước -
Giúp sinh viên tránh bẫy lừa đảo khi thuê trọ
Cập nhật 11 ngày trước -
Sinh viên cẩn thận sập bẫy "việc nhẹ lương cao" ngày tết
Cập nhật 11 ngày trước -
07 việc làm online khiến người xin việc dễ bị lừa đảo nhất
Cập nhật 11 ngày trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 4 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 12 giờ trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 12 giờ trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 17 giờ trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 1 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 2 ngày trước