Phương án tuyển sinh ngành luật của các trường ĐH trên cả nước năm 2022 (cập nhật...)

(có 5 đánh giá)

Mùa tuyển sinh năm 2022 lại sắp đến, nhiều thí sinh sẽ quan tâm đến phương án tuyển sinh của các trường đại học mà mình mong muốn theo học. Bài viết này sẽ tổng hợp phương án tuyển sinh ngành luật của các trường đại học trên cả nước năm 2022.

>> Phương án tuyển sinh ngành Luật của các trường ĐH trên cả nước năm 2021

Phương án tuyển sinh ngành luật

1. Tuyển sinh không phụ thuộc điểm thi tốt nghiệp THPT

Hàng loạt trường đại học top đầu đã công bố đề án tuyển sinh năm 2022 với nhiều điểm đổi mới. Trong đó, nổi bật là xu hướng giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, mở rộng phương thức tuyển sinh, đặc biệt là tổ chức kỳ thi riêng để đánh giá tư duy, năng lực của học sinh.

Hiện có đến hơn 10 phương thức xét tuyển sẽ được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh năm nay, trong đó không ít trường đồng thời áp dụng đến 7 phương thức bằng xét tuyển và tổ chức thi tuyển.

Việc đổi mới trong tuyển sinh của các trường đại học năm nay buộc phía nhà trường, học sinh phải đổi mới để thay đổi và thích ứng.

2. Phương án tuyển sinh năm 2022 trường ĐH Luật TP.HCM

Các cách thức xét tuyển của tTrường ĐH Luật TP.HCM gồm: xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Tổng chỉ tiêu dự kiến năm 2022 là 2.100 thí sinh.

Phương thức xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, trường dự kiến áp dụng cho 35% chỉ tiêu. Trong phương thức này, trường có 3 hình thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển dành cho học sinh giỏi quốc gia hoặc có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, điểm thi SAT.

Trường xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT với thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Cụ thể, giải môn văn, toán, tiếng Anh xét tuyển thẳng vào các ngành: quản trị-luật, quản trị kinh doanh, luật, luật thương mại quốc tế và ngôn ngữ Anh. Giải môn tiếng Nhật và tiếng Pháp xét tuyển thẳng vào các ngành: quản trị-luật, quản trị kinh doanh, luật và luật thương mại quốc tế. Giải môn lý, hóa vào các ngành: quản trị-luật, quản trị kinh doanh, luật và luật thương mại quốc tế. Môn sử vào ngành luật, ngôn ngữ Anh. Riêng giải môn địa chỉ xét tuyển thẳng vào ngành luật.

Bên cạnh đó, trường ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật) hoặc có kết quả thi SAT của Mỹ (Scholastic Assessment Test), các chứng chỉ này còn giá trị đến 30.6.2022. Cụ thể, tiếng Anh IELTS đạt điểm từ 5,0 trở lên; TOEFL iBT đạt điểm 65 trở lên. Tiếng Pháp DELF đạt từ trình độ B1 trở lên; TCF đạt điểm từ 300 trở lên. Tiếng Nhật JLPT đạt từ trình độ N3 trở lên. Bài thi SAT của Mỹ cũng xét điểm từ 1.100/1.600 trở lên. Bên cạnh chứng chỉ quốc tế, thí sinh phải có điểm trung bình 5 học kỳ THPT (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) của 3 môn tổ hợp đăng ký xét tuyển từ 21 trở lên.

3. Phương án tuyển sinh năm 2022 trường Đại học Luật Hà Nội

Năm 2022, Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh trên cả nước, với các phương thức tuyển sinh gồm: tuyển thẳng và xét tuyển theo đề án riêng của trường.

Với phương thức tuyển thẳng, Trường Đại học Luật Hà Nội xét tuyển thẳng các thí sinh theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Việc xét tuyển theo đề án riêng, 4 phương thức xét tuyển sinh của Đại học Luật Hà Nội như sau:

Phương thức 1: Xét tuyển các thí sinh tham dự vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.

Phương thức 2: Xét tuyển (theo ngành) dựa trên kết quả học tập của bậc THPT năm 2022.

Phương thức 3: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 theo các tổ hợp được xác định cụ thể cho từng ngành.

Phương thức 4 (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào chương trình liên kết với ĐH Arizona, Hoa Kỳ): Trường xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc tương đương.

4. Phương án tuyển sinh Trường Đại học Luật - Đại học Huế

Năm 2022, trường Đại học Luật - Đại học Huế tuyển 900 chỉ tiêu cho 4 phương thức, trong đó trường dành 360 chỉ tiêu xét học bạ.

Phương án tuyển sinh Trường Đại học Luật - Đại học Huế

5. Phương án tuyển sinh Học viện ngoại giao

  

Học viện Ngoại giao tuyển 2.200 chỉ tiêu năm 2022 (năm 2021 trường tuyển 1.550 chỉ tiêu) với 5 phương thức xét tuyển.

5 phương thức xét tuyển gồm: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT (3%); Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập THPT (52%); Xét tuyển dựa trên Kết quả học tập THPT (15%); Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (25%); Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT và phỏng vấn (5%).

Mỗi phương thức xét tuyển có chỉ tiêu riêng. Trong trường hợp một phương thức không tuyển đủ chỉ tiêu thì số lượng chỉ tiêu còn lại được chuyển sang các phương thức khác.

Cụ thể như sau:

STT

Tên ngành đào tạo

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu

1

Luật quốc tế

A01, C00, D01, D03, D07

200

2

Luật thương mại quốc tế

A01, C00, D01, D03, D07

100

Đối với các ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Kinh doanh quốc tế và Luật thương mại quốc tế, thí sinh sau khi trúng tuyển được lựa chọn học Ngoại ngữ 1 là một trong các ngoại ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật (nếu số lượng đăng ký đáp ứng yêu cầu về quy mô lớp học).

Thí sinh trúng tuyển tất cả các ngành được lựa chọn học Ngoại ngữ 2 bất kỳ trong các ngoại ngữ sau: tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Trung Quốc (nếu số lượng đăng ký đáp ứng yêu cầu về quy mô lớp học). Điều kiện đăng ký sẽ được thông tin tại Đề án tuyển sinh năm 2022 của Học viện.

Cập nhật...

(có 5 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.094