Sinh viên Luật và bộ kỹ năng cần thiết nên có

(có 3 đánh giá)

Khi lựa chọn học tập và theo đuổi một ngành nghề nào đó thì bạn luôn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho bản thân để phục vụ chuyện học tập và công việc trong tương lai. Sinh viên Luật cũng vậy ngoài chuyện phải nắm vững kiến thức chuyên môn thì cũng cần phải cải thiện và trau dồi kỹ năng cần thiết để có thể học tập và làm việc tốt hơn.

Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất kỳ ngành nghề nào cũng yêu cầu cần có chứ không riêng gì ngành luật. Với sự thay đổi của thị trường việc làm ngày nay thì doanh nghiệp càng ngày càng coi trọng bộ kỹ năng của ứng viên hơn là bằng cấp. Và kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện là cầu nối giúp ứng viên tương tác với nhà tuyển dụng bày tỏ nhu cầu ý kiến của bản thân đối với công việc.
  • Đối với đặc tính ngành luật đặc thù phải thường xuyên giao tiếp tương tác với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng thì kỹ năng giao tiếp là mắc xích quan trọng hơn cả. Nghệ thuật nói và truyền đạt được đánh giá cao khi đối phương hiểu được những gì bạn đang đề cập và hướng đến.

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp (Hình từ Internet)

Kỹ năng tra cứu văn bản, tiếp cận và tư duy logic

  • Trên giảng đường chúng ta luôn được các giảng viên cung cấp vô số kiến thức và sinh viên luật có nhiệm vụ tiếp cận và phân loại thông tin nào là quan trọng, thông tin nào là chưa cần thiết.
  • Học luật là gắn liền với văn bản pháp lý với bộ luật, luật, nghị định,… nên cần phải trang bị bộ kỹ năng tra cứu văn bản trước nhất là phục vụ việc học sau là phục vụ công việc của mình. Làm sao để có thể khai thác luật một cách nhanh nhất nhưng lại hiệu quả chính xác thì sinh viên cũng cần có bí quyết và trau dồi rất nhiều.
  • Nhiều người lầm tưởng học luật đơn giản chỉ là học thuộc lòng nhưng thực tế không phải vậy. Sinh viên cần tìm hiểu phân tích luật áp dụng tư duy logic để hiểu sâu hơn về vấn đề pháp lý chứ không đơn giản là nhìn nhận qua những con chữ được in trong sách giáo trình hay luật. Khi thác thông tin, tự học tự nghiên cứu chính là những kỹ năng không thể thiếu để trau dồi tư duy.

Kỹ năng tra cứu văn bản, tiếp cận và tư duy logic

Kỹ năng tra cứu văn bản, tiếp cận và tư duy logic (Hình từ Internet)

Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, xử lý tình huống

  • Để có được một nguồn thông tin có ích thì sẽ phát huy hiệu quả tối đa nếu chúng ta biết cách xử lý nó đúng phương pháp. Bởi vì vậy nên kỹ năng này cũng góp phần nhiều nói lên sự chuyên nghiệp và năng lực thật sự của người làm nghề luật.
  • Xã hội ngày càng phát triển thì các quan hệ xã hội nảy sinh không ngừng làm nảy sinh các quan hệ pháp luật mới. Với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng từ dó mà có sự chuyển dịch theo. Những người hành nghề luật phải cập nhật thường xuyên và xử lý những thông tin mới.
  • Khi thu thập và xử lý thông tin cần phải đòi hỏi sự tập trung và khả năng phân tích nhạy bén để cho người hành nghề có thể hiểu đúng và vận dụng chúng một cách tốt nhất.

Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, xử lý tình huống

Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, xử lý tình huống (Hình từ Internet)

Kỹ năng làm việc nhóm

  • Đối với ngành luật thì việc hoạt động tập thể là điều không thể thiếu. Làm việc nhóm là tổng hợp nhiều cá thể lại với nhau cùng nhau bàn luận giải quyết một chủ đề, vấn đề pháp luật đang gặp phải. Cách làm việc này sẽ giúp các các nhân bổ sung thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân hơn. Kỹ năng làm việc nhóm là biết cách cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, không ỷ lại và dựa vào sức lực của người khác. Có trách nhiệm với bản thân cũng như  là hoàn thành công việc mà nhóm đã giao cho.

Kỹ năng làm việc nhóm`

Kỹ năng làm việc nhóm (Hình từ Internet)

Tư duy phản biện và kỹ năng tranh luận

  • Đối với nghề luật nói chung và nghề luật sư nói riêng, tư duy phản biện là điều kiện tiên quyết để hành nghề. Bởi vậy, nếu tư duy phản biện cần thiết cho con người trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống thì nghề Luật là một nghề đặc thù bởi nó đòi hỏi ở mức cao nhất năng lực tư duy phản biện sắc sảo.
  • Tranh luận là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù trong đời sống và sinh hoạt xã hội vì đây là một hình thức giao tiếp có tính đối kháng cao. Là cuộc đấu trí, đấu khẩu, sự cọ xát giữa các quan điểm, tư tưởng đối lập nhau, những cách nhìn khác nhau về cũng một vấn đề để qua đó loại bỏ nghịch lý và tiếp cận chân lý.
  • Đối với ngành luật thì việc tranh luận là hoạt động tiêu biểu của nghề việc tranh luận phải dựa trên thiện chí và tranh luận chứ không cãi nhau. Chỉ thể hiện quan điểm bản thân nhìn nhận vấn đề dưới lăng kính chủ quan dựa trên pháp luận. Phải biết điều tiết mình vì ranh giới giữa tranh luận và tranh cãi thật sự rất mong manh.

Tư duy phản biện và kỹ năng tranh luận

Tư duy phản biện và kỹ năng tranh luận (Hình từ Internet)

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Nhân Lực Ngành Luật

Xem thêm

(có 3 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
8.101 
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách công việc Thực tập ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về công việc Thực tập ngành Luật