Sinh viên và chuyện nên hay không nên đi làm thêm?
Nói về chuyện làm thêm của sinh viên Tiến sĩ Lê Thẩm Dương đã từng để lại câu nói để đời mà hầu hết các bạn sinh viên phải suy nghĩ: “Nghiến răng ăn mì tôm 4 năm để ra trường ăn yến, còn hơn bây giờ mỗi tháng có thêm 1 triệu ăn cơm mà sau này mãi mãi chỉ ăn cơm.”
Khoan hãy bàn về tính đúng sai câu nói trên của Tiến sĩ thì sinh viên đi làm thêm là một chuyện thường như ở huyện trong xã hội hiện nay và việc làm thêm là một trải nghiệm để lớn của các bạn sinh viên khi rời xa cha mẹ tự kiếm được những đồng tiền đầu tiên bằng chính sức lực của mình. Nói đến đây thì việc làm thêm đáng được khuyến khích. Nhưng cốt yếu là làm thêm như thế nào, công việc gì, thời gian nào thì thích hợp đi làm thêm để vừa đảm bảo chuyện học vừa có một khoảng thu nhập cá nhân riêng mình mà mà không bị ảnh hưởng.
Bản chất của công việc làm thêm
Làm thêm hay còn gọi là làm ngoài giờ. Sinh viên hầu hết học theo tín chỉ theo môn học nên thời gian rảnh khá nhiều và lúc này việc làm thêm được xen vào như là một ý hay.
Có rất nhiều việc làm thêm nhưng phổ biến nhất là phục vụ partime quán café, nhà hàng, bán shop quần áo,… đồng lương của công việc làm thêm mang lại là không cao đủ để các bạn mua những thứ bạn yêu thích nhỏ nhặt và các mặt hàng nhu cầu cá nhân thường ngày.
Một công việc làm thêm thường tốn ít nhất 04 tiếng một ngày và làm việc luân phiên xoay ca có ngày off tùy theo sự sắp xếp của cơ sở nơi bạn làm.
Các bạn sinh viên chọn việc làm thêm bên cạnh kiếm thêm tiền tiêu vặt thì còn là kiếm thêm kinh nghiệm, cọ xát thực tế, mở rộng các mối quan hệ xã hội. Những bạn có tính cách vốn nhút nhác còn xem việc làm thêm để bản thân mình thay đổi tiếp xúc với nhiều người cởi mở các mối quan hệ hơn.
Thời điểm thích hợp để đi làm thêm
Vẫn là Tiến sĩ Lê Thẩm Dương với nhận định sinh viên và việc làm thêm ông đã nói thêm: “Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ mà đời thì toàn cáo”
Qủa thật lời thầy nói không sai, sinh viên đi làm thêm có thể được hoặc không tùy vào sự lựa chọn của mỗi người tuy nhiên có 2 thời điểm mà sinh viên không nên đi làm thêm đó là sinh viên năm nhất và sinh viên năm cuối. Đối với những bạn sinh viên năm nhất vừa ùa vào đời bạn thật sự chỉ là những “con thỏ” ngây thơ mà trong xã hội hiện nay “cáo” xuất hiện không ít. Khi chưa biết gì chưa vững kiến thức xã hội thì những cạm bẫy từ việc làm thêm, đa cấp các tổ chức lừa đảo sẽ dễ khiến bạn sa ngã.
Còn năm 4 là thời điểm năm cuối sắp ra trường khi phải xoay quanh việc làm deadline, báo cáo tốt nghiệp, thời gian thực tập thì việc làm thêm lúc này sẽ thật sự trở thành gắng nặng và bạn sẽ không thể hoàn thành hết các công việc ngổn ngang của sinh viên cuối cấp vì vậy hãy cân nhắc kỹ khi quyết định làm thêm trong thời điểm này.
Sinh viên nên hay không nên đi làm thêm?
Ý kiến của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương về chuyện thà ăn mì gói 04 năm rồi mai sau ăn yến còn hơn là có thêm 1 triệu ăn cơm nhưng mãi mãi về sau chỉ ăn cơm đã làm nổ ra rất nhiều tranh cãi việc chuyện đi làm thêm giữa các bạn sinh viên với nhau. Hầu hết mọi người đều không đồng ý tán thành ý kiến này. Tuy nhiên hiểu câu nói của Tiến sĩ như thế nào là tùy vào người đọc. Và mặt tích cực hay tiêu cực của nó cũng tùy thuộc vào ý chí chủ quan của mỗi người.
Tiến sĩ đề cập đến vấn đề không nên đi làm thêm vì cho rằng khoảng thời gian 04 năm đại học là khoảng thời gian học tập và thực hành tích lũy kiến thức không nên xao nhãng và làm những việc làm trái với ngành mà bản thân đang học. Dùng thời gian đi làm thêm để tham gia các hoạt động hội nhóm, kết nối cộng đồng cũng là một dạng để mở rộng mối quan hệ phát triển bản thân, rèn luyện kỹ năng sống.
Thầy không ủng hộ việc sinh viên đi làm thêm chiếm quá nhiều thời gian học trên lớp, chuyện làm thêm kiếm ra những đồng tiền có thể lúc đó bạn cảm thấy giá trị, to lớn nhưng tương lai nó chẳng là gì cả. Nếu chú tâm vào việc học trong tương lai bạn sẽ đạt được nhiều thứ xứng đáng và giá trị hơn. Làm thêm không chỉ là làm mà còn biết bao tệ nạn xã hội bên ngoài nếu không làm chủ được mình thì bản thân rất dễ sa ngã.
Ý kiến của thầy tóm lại là bạn chỉ đi làm thêm khi làm chủ được bản thân có nghĩa là tuyệt đối không được theo đám đông. Phải phân bổ được thời gian của chính mình thì hãy làm thêm.
Đúng như thầy nói chuyện làm thêm không xấu, chủ yếu là do sinh viên có làm chủ mình hay không. Có nhiều bạn đã trình bày ý kiến rằng chưa bao giờ hối hận khi đi làm thêm trong suốt quá trình học đại học vì từ những công việc làm thêm giúp các bạn trưởng thành và chín chắn hơn rất nhiều, biết quý trọng công sức và đồng tiền làm ra. Các bạn phân bố thời gian hợp lý giữa chuyện học và làm thêm và sau này ra trường đã thu về một rổ kinh nghiệm quý báu phục vụ cho công việc.
Về chuyện có hay không nên đi làm thêm vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh tuy nhiên chắc hẳn mỗi bạn sinh viên sẽ tự có cho mình một câu trả lời đích đáng. Bởi làm thêm tóm lại chính là một trong những kỷ niệm đáng có của đời sinh viên.
-
Sinh viên không đi thực tập có sao không? Những lưu ý khi đi thực tập
Cập nhật 3 tháng trước -
Thời gian làm thêm của sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần theo Dự thảo Luật Việc làm?
Cập nhật 3 tháng trước -
Cách lập kế hoạch học tập và rèn luyện cho sinh viên
Cập nhật 24 ngày trước -
Công việc part time là gì? Sinh viên làm thêm công việc part time có phải ký hợp đồng lao động không?
Cập nhật 1 tháng trước -
Cách trang bị kinh nghiệm làm việc khi còn là sinh viên
Cập nhật 10 tháng trước -
Những kỹ năng sinh viên cần có trước khi ra trường
Cập nhật 1 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 20 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 20 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước