Tại sao thái độ quan trọng hơn trình độ?
Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng CareerLink cho rằng vấn đề thái độ và trình độ tuy cũ nhưng vẫn luôn mới đối với những người hay quên hoặc cố tình không hiểu.
Vì sao trình độ không bằng thái độ?
Bạn là một người có tài. Bạn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ một cách xuất sắc. Bạn là người vượt trội so với các đồng nghiệp trong công ty. Và chỉ vì điều này nên bạn có quyền “lên mặt”, cho rằng ta đây tài giỏi và coi thường những người xung quanh mình thì quả thật bạn đã và đang đi quá “lệch đường”.
Bởi vì, thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiệp là phần thể hiện ra bên ngoài của phần gốc rễ bên trong, là nền tảng giáo dục, kiến thức tư duy của mỗi con người chúng ta. Trình độ chuyên môn dễ dàng nhận ra nhưng nền tảng văn hóa cốt lõi thì rất khó thấy. Vậy nên nếu chỉ có chuyên môn mà không có nền tảng văn hóa thì dù có tài năng cỡ nào cũng khó mà tiến xa được.
![]() |
Năng lực của nhân viên là yếu tố cần thiết, song thái độ làm việc mới là yếu tố quan trọng. |
Hoàn toàn khác biệt với các kiến thức chuyên môn đã được học ở trường hay tích lũy được trong quá trình làm việc, thái độ tích cực đòi hỏi mỗi cá nhân phải liên tục nhìn nhận lại mình, thậm chí có người phải trải qua nhiều “đắng cay ngọt bùi” mới có thể rút ra được những bài học xương máu cho bản thân.
Nên làm gì?
Những bài học trên sách vở có thể sẽ khác nhiều so với thực tế, tùy từng hoàn cảnh mà bạn lựa chọn cách xử lý khác nhau. Nhưng chung quy lại vẫn cần ghi nhớ những điều dưới đây nếu muốn thành công hơn trong tương lai:
+ Khiêm tốn, biết người biết ta: Đức tính khiêm tốn không bao giờ thừa đối với bất kì môi trường làm việc nào. Bạn có thể giỏi, có thể đem về hàng tá hợp đồng cho công ty nhưng đừng nên vì thế mà tỏ ra khinh thường người khác, hay cãi lại lời cấp trên, tự cho mình là số một thì trước sau gì bạn cũng phải hối hận.
+ Luôn “tươi tắn”: Mặc dù ngày hôm đó bạn có một vài chuyện buồn bực, tâm trạng mệt mỏi nhưng không vì thế mà tỏ ra khó chịu vô cớ với đồng nghiệp hay nói chuyện với khách hàng thái độ cộc cằn bằng những câu từ khó nghe, không đầu không cuối. Đừng chỉ vì một phút bốc đồng mà sau này phải hối tiếc. Bất kỳ ai cũng có cảm tình với những người niềm nở và có thái độ phù hợp.
+ Có trách nhiệm với công việc: Đừng bao giờ làm việc theo kiểu đối phó, làm cho xong và không quan tâm đến chất lượng. Hãy cố gắng hết khả năng của mình để xứng đáng với khoản thù lao nhận được hằng tháng, để mỗi ngày kĩ năng của bản thân được nâng cao. Và hơn hết là tập cho mình đức tính làm việc có trách nhiệm, luôn có tinh thần cầu tiến để bay xa hơn.
Để giữ vững tinh thần làm việc và làm chủ được bản thân trong một xã hội luôn “thiên biến vạn hóa” như hiện nay là điều không hề dễ dàng. Đời sống công sở có nhiều yếu tố chi phối có thể khiến bạn mất kiểm soát, xuất hiện những hành vi không đúng mực sẽ dẫn đến những hệ lụy không mấy tốt đẹp. Thế nên, thái độ làm việc là điều kiện “tiên quyết” giúp bạn thành công hơn sau này.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 8 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 2 tháng trước
-
Chuyên viên tài chính là gì? Yêu cầu và kỹ năng của Chuyên viên tư vấn tài chính
Cập nhật 4 ngày trước -
Tổng hợp học phí ngành Luật tại các trường đào tạo trên khắp cả nước năm học 2020 - 2021
Cập nhật 4 ngày trước -
Pháp chế Bất động sản làm những việc gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Nhân viên Kế toán công nợ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Tâm sự của sinh viên tốt nghiệp Cử nhân Luật
Cập nhật 4 ngày trước -
Customer Service Officer và 07 lý do bạn nên chọn ngành nghề này
Cập nhật 6 ngày trước -
Thực tập sinh Nhân sự làm những việc gì?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Tất tần tật về Nhân viên lễ tân văn phòng
Cập nhật 1 ngày trước -
Cô gái bại não chinh phục ước mơ ngành luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp
Cập nhật 1 ngày trước -
Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp năm 2020
Cập nhật 2 ngày trước -
Top 05 câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên thu mua
Cập nhật 2 ngày trước -
Nhân viên xử lý nợ là gì?
Cập nhật 2 ngày trước