Tăng lương 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức?

(có 3 đánh giá)

Có phải sẽ tăng lương 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức hay không? Nếu có thì mức tăng lương 2023 cho các đối tượng này cụ thể là bao nhiêu?Có phải sẽ tăng lương 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức hay không? Nếu có thì mức tăng lương 2023 cho các đối tượng này cụ thể là bao nhiêu?

Tăng lương 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức?

Theo nội dung Nghị quyết 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 do Quốc hội ban hành thì sau nhiều lần trì hoãn thì mức lương cơ sở sẽ chính thức được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7/2023.

Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở sẽ tăng từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành).

Đồng thời, tăng 12,5% lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị và tăng 20,8% chi các chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Mà theo quy định của pháp luật thì mức lương của cán bộ, công chức sẽ được tính bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số lương.

Do đó, khi mức lương cơ sở tăng từ mức 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng thì tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng mạnh tương ứng.

Tăng lương 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức?

Tăng lương 2023 cho cán bộ, công chức, viên chức? (Hình từ Internet)

09 nhóm đối tượng cán bộ, công chức, viên chức được tăng lương 2023 (dự kiến)

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định tăng mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang lên 1.800.000 đồng/tháng (hiện hành là 1,49 triệu đồng/tháng).

Theo đó, quy định này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:

(1) Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019).

(4) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng vũ trang (quân đội, công an, cơ yếu) theo quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP đang được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an thuộc Công an nhân dân.

(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

(9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

(có 3 đánh giá)
Mai Thanh Lợi
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.234