"Theo tôi có thể tôn gọi Bác Hồ là vị "Tổ trung hưng thứ ba""
"Trong một chừng mực nào đó, theo tôi nghĩ cũng có thể gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người lãnh đạo tối cao của cách mạng Việt Nam lúc đó thực sự cũng là vị “Tổ trung hưng thứ ba” của dân tộc ta" - PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết.
Trò chuyện với phóng viên Dân trí về sự kiện lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, PGS.TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - cho rằng, cũng có thể tôn gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị “Tổ trung hưng thứ ba” của dân tộc Việt Nam.
PGS.TS Trần Đức Cường giải thích, Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện lịch sử rất trọng đại của dân tộc Việt Nam. Từ sự kiện này, PGS.TS Cường so sánh với hai sự kiện lịch sử khác của dân tộc Việt Nam, đó là: Chiến công năm 938 của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã dẫn tới việc thành lập Triều Ngô, chấm dứt thời kỳ hơn 1.000 năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc ở nước ta, giành độc lập cho dân tộc; và khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) - cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược do Lê Lợi (tức Hoàng đế Lê Thái Tổ) lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt cùng với sự thành lập nhà Hậu Lê.
Nhấn để phóng to ảnh
PGS.TS Trần Đức Cường trao đổi với phóng viên Dân trí.
"Nếu như nhà yêu nước Phan Bội Châu đã tôn vinh Ngô Quyền là vị "Tổ trung hưng thứ nhất" của dân tộc Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng Lê Lợi đã là vị “Tổ trung hưng thứ hai” vì lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và phong trào giải phóng dân tộc vào thế kỷ thứ 15" - PGS.TS Trần Đức Cường phân tích.
Từ việc phân tích trên, vị Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá, với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đây là lần thứ 3 nước ta xóa bỏ hàng trăm năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, sau đó là quân phiệt Nhật Bản và nước ta giành lại được độc lập dân tộc.
"Trong một chừng mực nào đó, theo tôi nghĩ cũng có thể gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người lãnh đạo tối cao của cách mạng Việt Nam lúc đó thực sự cũng là vị “Tổ trung hưng thứ ba” của dân tộc ta" - PGS.TS Trần Đức Cường nêu quan điểm.
GS.TS Trần Đức Cường đánh giá, có được thành tựu và vị thế của đất nước ta trong công cuộc đổi mới ngày hôm nay là xuất phát bắt đầu từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. Chính vì thế, việc giáo dục truyền thống cho mọi thế hệ người Việt Nam hôm nay, đặc biệt cho thế hệ trẻ là điều hết sức quan trọng.
Nhấn để phóng to ảnh
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Ảnh tư liệu).
Vị Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết thêm, trong việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay, thì vai trò, vị trí của các di tích còn lại của sự kiện lịch sử này là vô cùng quan trọng.
"Ví dụ như chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chúng ta đang tiếp tục làm công tác bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lịch sử ở đây. Những di tích liên quan đến Cách mạng tháng Tám, từ An toàn khu - "Thủ đô kháng chiến", Quảng trường Cách mạng tháng Tám, những di tích ở Huế, Sài Gòn,… cần được quan tâm đầy đủ những giá trị lịch sử, văn hóa của nó. Chúng ta hay nói, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa và xã hội. Đây chính là việc làm để chúng ta tăng cường việc xây dựng những giá trị văn hóa xã hội trong thời kỳ hiện nay của đất nước" - PGS.TS Trần Đức Cường cho biết.
Tóm tắt diễn biến cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
Lệnh tổng khởi nghĩa: Ngày13/8/1945, khi Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng họp Hội nghị toàn quốc tại Tân Trào: Quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc trước khi Đồng minh vào; Lập Ủy ban khởi nghĩa và ngay trong đêm 13/8 ra Quân lệnh số 1: hạ lệnh Tổng khởi nghĩa.
Đại hội Quốc dân họp tại Tân Trào ngày 16/8/1945: Tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa; Thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh; Thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam (tức chính phủ lâm thời sau này) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội: Từ 15/8/1945, lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội, phong trào chuẩn bị khởi nghĩa rất khẩn trương với nhiều hình thức: diễn thuyết, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi; Sáng 19/8/1945, cuộc míttinh lớn ở quảng trường Nhà hát lớn (Hà Nội) do Việt Minh tổ chức đã nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu tình do các đơn vị chiến đấu đi đầu, đánh chiếm phủ Khâm sai, Tòa Thị chính, Sở Cảnh sát… Cuộc khởi nghĩa Hà Nội thắng lợi hoàn toàn trong ngày 19/8/1945.
Giành chính quyền trong toàn quốc: Từ ngày 14 đến ngày 18/8/1945, có 4 tỉnh lị giành được chính quyền: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam; 23/8/1945: giành chính quyền ở Huế; 25/8/1945: giành chính quyền ở Sài Gòn; Thắng lợi của khởi nghĩa ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn đã cổ vũ nhân dân toàn quốc vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Trong vòng 15 ngày (14/8/1945 – 28/8/1945), Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước; 2/9/1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời (Ủy ban Dân tộc giải phóng) đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tags:
Hồ Chí Minh-
Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: 'Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân'
Cập nhật 10 tháng trước -
Khát vọng Hồ Chí Minh
Cập nhật 10 tháng trước -
Mít tinh cấp quốc gia kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cập nhật 10 tháng trước -
Hồ Chí Minh với xây dựng Đảng chân chính cách mạng, xây dựng Đảng về đạo đức
Cập nhật 1 năm trước -
Bức điện mật khi Bác Hồ qua đời trong ký ức nguyên Phó Thủ tướng
Cập nhật 1 năm trước -
Những mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực phấn đấu của mỗi chúng ta
Cập nhật 1 năm trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 10 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 4 tháng trước
-
Luật sư hơn Cử nhân Luật như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Jack Ma lý giải việc có người học rất nhiều nhưng không thể thành công
Cập nhật 3 ngày trước -
04 Sai lầm mà sinh viên mới ra trường thường mắc phải khi đi làm
Cập nhật 3 ngày trước -
M&A: Một vài lưu ý cho các Luật sư
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách đặt tên file CV chuẩn nhất tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng
Cập nhật 12 giờ trước -
Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015
Cập nhật 6 ngày trước -
12 giảng viên xin nghỉ vì không tín nhiệm trưởng khoa, trưởng khoa nói gì?
Cập nhật 6 ngày trước
-
04 Khuyết điểm khiến sự nghiệp của bạn dậm chân tại chỗ
Cập nhật 4 giờ trước -
Cha mẹ không yêu cầu nuôi con khi ly hôn?
Cập nhật 6 giờ trước -
Chuyển đổi loại hình: Một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm
Cập nhật 6 giờ trước -
Được quyền thay tên, đổi họ khi nào?
Cập nhật 6 giờ trước -
Nói bỏ vài tỷ đồng mua chung cư sau 50 năm mất trắng là sai sự thật
Cập nhật 10 giờ trước -
Kinh nghiệm chưa nhiều vẫn có thể “tán đổ” nhà tuyển dụng
Cập nhật 10 giờ trước