Thu hồi bằng ĐH Luật của nữ thẩm phán dùng bằng THPT giả
Văn bằng tốt nghiệp Trường ĐH Luật của bà Nguyễn Thị Nga, thẩm phán TAND TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, vừa bị thu hồi
Ông Trần Quang Huy, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường ĐH Luật Hà Nội, vừa ký văn bản gửi chánh án TAND Tối cao và chánh án TAND tỉnh Thái Nguyên từ chối đề nghị phục hồi bằng cử nhân luật đã bị thu hồi trước đó của bà Nguyễn Thị Nga, thẩm phán TAND TP Thái Nguyên.
Theo văn bản này, bà Nguyễn Thị Nga, sinh ngày 19-7-1976 tại Thái Nguyên, đã dự thi tuyển sinh và trúng tuyển vào khóa 19 hệ đại học chính quy của Trường ĐH Luật Hà Nội. Bà Nga đã được hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội cấp bằng cử nhân luật, loại hình đào tạo chính quy, ngành tư pháp, hạng tốt nghiệp trung bình, số hiệu bằng B36704, số vào sổ 203K19.
Tháng 8-2017, Trường ĐH Luật Hà Nội đã nhận được công văn của TAND tỉnh Thái Nguyên về việc xác định tính hợp pháp của bằng tốt nghiệp đại học của bà Nguyễn Thị Nga. Theo đó, có đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Nga về việc sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả để dự thi tuyển sinh vào Trường ĐH Luật Hà Nội.
Theo kết quả xác minh từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên, năm 1994, thí sinh Nguyễn Thị Nga đạt 17,5 điểm/4 môn nên không thể được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Điểm trúng tuyển phải đạt 20 điểm/4 môn.
Căn cứ vào các hồ sơ trên và quy chế quản lý văn bằng tốt nghiệp THCS, bằng tốt nghiệp THPT, văn bằng giáo dục đại học và chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được ban hành theo Thông tư số 19/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội đã ban hành Quyết định số 2673/QĐ-ĐHLHN về việc thu hồi văn bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy đã cấp.
Sau khi bị thu hồi văn bằng, bà Nga đã tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Thái Nguyên và được cấp bằng tốt nghiệp ngày 10-9-2018. Sau đó, bà Nguyễn Thị Nga đã có đơn gửi tòa án đề nghị công nhận bằng tốt nghiệp Trường ĐH Luật Hà Nội. Khi nhận đơn, TAND Tối cao đã có văn bản chuyển đơn tới Trường ĐH Luật Hà Nội để có trả lời chính xác cho bà Nguyễn Thị Nga.
Ông Trần Quang Huy khẳng định để được học ở Trường Đại học Luật Hà Nội, phải có bằng tốt nghiệp THPT nhưng bà Nga đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả, vì thế văn bằng tốt nghiệp đại học phải bị thu hồi. Ngoài ra, cũng không thể dùng kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 để hợp thức hoá câu chuyện đã xảy ra cách đây 20 năm.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết ông hoàn toàn ủng hộ Trường ĐH Luật Hà Nội trong việc không phục hồi bằng cử nhân luật đã thu hồi trước đó của bà Nguyễn Thị Nga, nguyên thẩm phán TAND TP Thái Nguyên, vì sử dụng bằng tốt nghiệp THPT giả.
Yến Anh
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 6 ngày trước -
Đừng để lãng phí tấm bằng đại học
Cập nhật 3 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 6 ngày trước -
Được đóng BHXH một lần cho đủ tuổi, đủ năm để về hưu sớm?
Cập nhật 3 ngày trước -
Quên chuyện đặt mục tiêu đi nếu bạn không có chu trình 04 bước sau
Cập nhật 7 ngày trước -
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 5 ngày trước -
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 'Chính phủ phải lắng nghe ý kiến phản biện'
Cập nhật 6 ngày trước
-
Nhìn vào đâu khi đi phỏng vấn?
Cập nhật 5 giờ trước -
Đã có 4 doanh nghiệp tại Mỹ đăng ký thương hiệu gạo ST25
Cập nhật 11 giờ trước -
Cần có chiến lược xây dựng pháp luật trong 5 năm tới
Cập nhật 11 giờ trước -
Đi học, Làm thêm, Thực tập làm sao để cân bằng tất cả?
Cập nhật 12 giờ trước -
Đàm phán lương và mẹo cần chuẩn bị trước khi đàm phán lương
Cập nhật 12 giờ trước -
800 nghìn người Việt đang tham gia bán hàng đa cấp
Cập nhật 2 ngày trước