Thu nhập trung bình của lao động nữ thấp hơn nam giới khoảng 10%
Ảnh: Mạnh Đăng
Đây chỉ là một trong những thông tin được đưa ra tại tọa đàm chính sách “8 tiếng Công bằng” do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE) cùng các tổ chức như Oxfam, Care quốc tế tại Việt Nam phối hợp tổ chức sáng 20-12, tại Hà Nội. Tại Việt Nam, tỷ lệ lao động nữ từ 15 tuổi trở lên có việc làm chiếm 48,1% tổng số người có việc làm và là một trong những tỉ lệ cao nhất tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, tiềm năng của lực lượng lao động này vẫn chưa được phát huy tối đa do sự phân biệt đối xử trên cơ sở giới trong cơ hội việc làm, quyền lựa chọn công việc, các gánh nặng không cân xứng trong trách nhiệm chăm sóc gia đình và những nguyên nhân khác. Bảo đảm bình đẳng giới trong cơ hội việc làm và quyền kinh tế cho lao động nữ là cần thiết để Việt Nam thực hiện những cam kết quốc tế của mình. Tháng 12 năm 2017, Việt Nam đã ký Tuyên bố chung về Trao quyền kinh tế và thương mại của phụ nữ tại Buenos Aires của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cũng là Tuyên bố đầu tiên của tổ chức này với mục đích cụ thể nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động thương mại. Vào tháng 11 năm 2017, ASEAN đã hợp tác cùng Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) hưởng ứng chiến dịch ‘Vì những người phụ nữ quanh ta’ (HeForShe), thể hiện cam kết của ASEAN trong việc loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái. Tại tọa đàm, các diễn giả tập trung thảo luận những vấn đề chính: sự bình đẳng tiếp cận cơ hội công việc, thực hiện chính sách chế độ, công bằng trong tuyển dụng, trả lương, chia sẻ những công việc không được trả lương như chăm sóc con, làm việc nhà và thời gian nghỉ ngơi tái tạo sức lao động…đặc biệt nhấn mạnh tiếp cận bình đẳng giới trong lao động. Các dữ liệu khảo sát về lực lượng lao động ở Việt Nam cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2014, nữ giới thu nhập trung bình ít hơn ba triệu đồng (với tuần làm việc 40 giờ và trong 52 tuần làm việc) so với nam giới. Nam giới thu nhập nhiều hơn nữ giới cả trong các lĩnh vực nhà nước và ngoài nhà nước, trong các ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Khoảng cách này vẫn không thay đổi trong suốt bốn năm trên. Đồng thời, về khoảng cách về thu nhập trên tất cả các nhóm tuổi, có một chênh lệch ở tuổi sinh đẻ và thay đổi rõ rệt trong nhóm tuổi 55-59 (khoảng tuổi nghỉ hưu cho phụ nữ)… cho thấy được sự bất lợi lớn về thu nhập của phụ nữ khi đến tuổi sinh con và nghỉ hưu. Mặc dù Hiến pháp năm 2013, Luật Bình đẳng giới năm 2006 và Bộ luật Lao động năm 2012 đều khẳng định mục tiêu không phân biệt đối xử trên cơ sở giới, bao hàm cả yếu tố cơ hội việc làm. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động hiện hành vẫn bao hàm một số quy định vô hình chung có tính phân biệt đối xử trên cơ sở giới, như những quy định về các nhóm ngành nghề lao động nữ không được phép thực hiện, chưa có các quy định cụ thể về đào tạo dạy nghề, hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động nữ… |
XUÂN ANH |
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 8 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 2 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 2 năm trước
-
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 9 ngày trước -
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 11 ngày trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 15 ngày trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 20 ngày trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 22 ngày trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 22 ngày trước