Thực tập sinh Marketing là gì?
Thực tập sinh Marketing là vị trí việc làm dành cho những sinh viên năm cuối ngành Marketing đang có nhu cầu hoàn thành khóa học để tốt nghiệp, hoặc cũng là vị trí công việc dành cho những sinh viên ngành Marketing để tiếp xúc với công việc thực tiễn trước khi bắt đầu bước chân vào nghề sau khi ra trường.
Trách nhiệm của thực tập sinh Marketing trong Phòng Marketing là gì?
Với vai trò là một thực tập sinh, nhiệm vụ, trách nhiệm công việc ban đầu sẽ khác với những nhân viên đã có kinh nghiệm trong phòng. Khi bắt đầu công việc, một thực tập sinh sẽ bắt đầu từ những công việc cơ bản nhất của từng bộ phận chuyên trách như Content, SEO, Digital…
Sau một thời gian tiếp xúc công việc, các thực tập sinh sẽ tự đánh giá được năng lực và mức độ phù hợp của bản thân, bên cạnh đó Phòng Marketing cũng có thời gian đánh giá năng lực của thực tập sinh đó để sắp xếp công việc cho phù hợp.
Bên cạnh đó, vì là thực tập sinh nên đôi khi công việc không thể toàn thời gian dành cho chuyên môn giống như những nhân viên Marketing khác. Công việc của thực tập sinh khác nhau tuỳ vào lĩnh vực và quy mô của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, thực tập sinh chủ yếu hỗ trợ các phòng ban, tìm hiểu, học hỏi về cơ cấu doanh nghiệp cũng như các nhiệm vụ chính. Công việc của thực tập sinh bao gồm:
- Trả lời các câu hỏi qua điện thoại hoặc trực tiếp, cung cấp thông tin cơ bản về công ty, giám sát việc chuyển phát thư, bưu kiện.
- Thực hiện nhiệm vụ văn thư, duy trì hồ sơ và sắp xếp tài liệu, photocopy,... khi cần thiết.
- Hỗ trợ chuẩn bị thông tin và tài liệu nghiên cứu, tạo các bài thuyết trình nếu được yêu cầu.
- Ghi chép biên bản cuộc họp, phân loại tài liệu, dự thảo và báo cáo, sắp xếp và quản lý tập tin.
- Hỗ trợ các công việc cụ thể theo yêu cầu.
- Quản lý cơ sở dữ liệu và thông tin đầu vào.
- Nghiên cứu và thu thập tài liệu về vị trí công ty trong ngành.
- Chuẩn bị phòng họp hoặc phòng đào tạo.
- Tham dự các sự kiện của công ty.
- Cập nhật và đăng bài trên mạng xã hội và trang web khi được yêu cầu.
Yêu cầu với Thực tập sinh Marketing
Thực tập sinh cần theo học hoặc có bằng cấp chuyên ngành liên quan đến vị trí thực tập cụ thể. Ở đây với ngành Marketing thì thông thường ứng viên đang theo học tại các trường Đại học Cao đẳng với chuyên ngành Marketing. Để đáp ứng yêu cầu công việc để đôi bên cùng có lợi, ứng viên là thực tập sinh Marketing cần phải có một số yêu cầu cơ bản như sau:
- Đang theo học hoặc tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng trở lên.
- Kỹ năng máy tính thành thạo, bao gồm Microsoft Office, kỹ năng tìm kiếm thông tin, xử lý dữ liệu.
- Kỹ năng giao tiếp tốt cả bằng văn bản và lời nói.
- Tự định hướng và chủ động trong công việc.
- Hăng hái, có ý tưởng sáng tạo, ham học hỏi.
Thực tập sinh ngành Marketing có lương không?
Câu trả lời cho câu hỏi này là không có kết luận chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên theo ghi nhận của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT, với những vị trí việc làm thực tập sinh các khối ngành kinh tế, marketing, các doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng thường sẽ có một mức lương tương xứng với số thời gian làm việc mà các thực tập sinh có thể đáp ứng. Thông thường là từ 2 – 3 triệu đồng. Đủ chi phí để cho các thực tập sinh trang trải việc đi lại, phục vụ cho công việc.
Ngoài ra, cơ hội lớn hơn dành cho các ứng viên thực tập sinh marketing chính là việc được nhận vào làm nhân viên chính thức, ký hợp đồng lao động chính thức và được trải nghiệp công việc thực tế đúng chuyên ngành mình học.
-
Agency là gì? 05 Kỹ năng cần thiết để làm việc tại công ty agency
Cập nhật 1 năm trước -
Trở thành một Content Marketing
Cập nhật 2 năm trước -
Một số vị trí nghề nghiệp trong ngành Marketing nên biết
Cập nhật 2 năm trước -
Marketing Executive là gì? Kỹ năng cần phải có của Marketing Executive
Cập nhật 6 tháng trước -
Trưởng phòng Marketing và bảng mô tả công việc chi tiết
Cập nhật 6 tháng trước -
06 Loại hình Marketing trên thị trường hiện nay
Cập nhật 2 năm trước
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 9 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 9 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước