Tốt nghiệp trường Luật rồi làm gì: Làm công chứng viên?
Tiếp tục serie “Tốt nghiệp trường Luật rồi làm gì”, hôm nay NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT xin giới thiệu với các bạn nghề Công chứng, và con đường trở thành một Công chứng viên. Chắc hẳn các bạn đã đọc không ít những bài viết về các quy định, thủ tục để trở thành một Công chứng viên ở nhiều nơi khác. Ở đây NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT xin đề cập lại, khái quát về nghề Công chứng với tư cách là một người từng trải qua nó, để các bạn hiểu được nghề này. Cái nghề mà có thể đó là một lựa chọn cho bạn sau khi tốt nghiệp trường Luật.
>> 06 Tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành một Công chứng viên
>> Công việc chính của một Công chứng viên
>> Việc làm pháp lý lương cao không?
>> Trưởng phòng Pháp lý là gì?
Công chứng viên là gì?
Theo quy định của Luật Công chứng 2014 thì Công chứng viên là người đủ điều kiện, tiêu chuẩn được đào tạo và Bộ Tư pháp bổ nhiệm nhằm thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm thực hiện nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch; phòng ngừa tranh chấp; góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Vậy tiêu chuẩn để trở thành Công chứng viên như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 thì để trở thành một Công chứng viên, bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
- Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt sẽ được miễn đào tạo nghề Công chứng bao gồm:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
- Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy, để trở thành một Công chứng viên, bạn ít nhất phải mất 10 năm học tập, công tác và rèn luyện liên tục từ khi bắt đầu bước chân vào trường Luật.
Nghề công chứng hiện nay như thế nào?
Hiện nay trên cả nước, có khoảng trên 900 văn phòng công chứng đã và đang hoạt động (không tính những Phòng công chứng thuộc sự quản lý của Sở tư pháp các tỉnh/thành địa phương) với hơn 1.532 công chứng viên đang hành nghề. Bên cạnh đó có 156 phòng công chứng với hơn 458 công chứng viên cùng hoạt động.
Đặc biệt tại hai thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, có số lượng lớn các VPCC cũng như các công chứng viên đang hoạt động tại đây.
Khi pháp luật ngày càng được quy định phổ cập đến người dân, người dân có ý thức pháp luật hơn trong các giao dịch dân sự, điều đó kéo theo theo nguồn cung về hoạt động công chứng phải phát triển. Kinh tế xã hội phát triển, mua bán thương mại được tạo điều kiện tối đa. Mà thực tế không phải người dân nào cũng am hiểu kiến thức pháp luật để đảm bảo các giao dịch của mình là đúng luật, các tài sản giao dịch là hợp pháp… chính vì vậy vai trò của các Công chứng viên ngày càng được nâng cao trong xã hội.
Khi hoạt động công chứng được xã hội hóa, các văn phòng công chứng được thành lập rất nhiều, điều đó tạo ra một môi trường cạnh tranh, điều này có lợi cho “người tiêu dùng” là người dân khi có nhu cầu công chứng. Vì nhu cầu công chứng cao, các VPCC phải không ngừng nâng cao chuyên môn, chất lượng nghiên cứu hồ sơ, không ngừng đầu tư máy móc trang thiết bị để phát hiện ra những tài sản, giấy tờ giả… chi phí công chứng giảm đến mức sàn mà nhà nước quy định... Trong bối cảnh mà nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình, kinh tế xã hội không ngừng vận động, thì cũng là thời cơ cho nghề công chứng khẳng định được vai trò của mình trong xã hội.
Đây là một cơ hôi, một công việc thật sự rất đáng kì vọng dành cho các bạn học Luật trong tương lai gần.
Danh sách việc làm Công chứng viên tại Nhân Lực Ngành Luật.
-
Bảo đảm ổn định, bền vững trong phát triển tổ chức hành nghề công chứng
Cập nhật 2 tháng trước -
Hoàn thiện chính sách để phát triển nghề công chứng
Cập nhật 2 tháng trước -
06 Tiêu chuẩn bắt buộc để trở thành một Công chứng viên
Cập nhật 2 tháng trước -
Công việc chính của một Công chứng viên
Cập nhật 2 tháng trước -
Giả công chứng viên công chứng giấy tờ dỏm
Cập nhật 1 năm trước -
Vướng mắc trong áp dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự
Cập nhật 1 năm trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 8 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 2 tháng trước
-
Tổng hợp điểm chuẩn ngành Luật của các trường Đại học trên khắp cả nước trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020
Cập nhật 2 ngày trước -
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 4 ngày trước -
Thư ký kinh doanh (Sales admin) là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Legal Officer là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Nhân viên nhân sự tiền lương (Nhân viên C&B) là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Chuyên viên đào tạo là gì?
Cập nhật 4 ngày trước -
Sale Admin là gì? Mô tả công việc vị trí Sale Admin
Cập nhật 3 ngày trước
-
"Bỗng dưng" mất việc sau 20 năm đi làm, người lao động khởi kiện công ty
Cập nhật 10 phút trước -
Ông chủ Nhật Cường được kế toán trưởng giúp sức trốn thuế như thế nào?
Cập nhật 18 phút trước -
Trợ lý kế toán là gì và bảng mô tả chi tiết vị trí công việc này
Cập nhật 29 phút trước -
Chuyên viên quản lý tài sản gì và những điều bạn cần biết về nghề này
Cập nhật 29 phút trước -
Công an bố trí 'nhiều vòng, nhiều lớp' bảo vệ Đại hội XIII
Cập nhật 18 giờ trước -
TP Thủ Đức có Chủ tịch 41 tuổi
Cập nhật 19 giờ trước