Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Tôi muốn biết cần chuẩn bị giấy tờ gì để chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch cá nhân? Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không? Câu hỏi đến từ anh Thanh Phong ở Long Thành.

Giấy tờ cần xuất trình để chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch cá nhân bao gồm những giấy tờ gì?
Tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định thủ tục chứng thực chữ ký như sau:
“Thủ tục chứng thực chữ ký
1. Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.
…”
Theo đó, giấy tờ cần xuất trình để chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch cá nhân bao gồm những giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;
- Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký, cụ thể trong trường hợp này là sơ yếu lý lịch cá nhân.
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không? (Hình từ Internet)
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định cụ thể:
“Thủ tục chứng thực chữ ký
...
4. Thủ tục chứng thực chữ ký quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;
b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;
c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;
d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.”
Bên cạnh đó, theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP cũng quy định:
“Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.”
Theo đó, việc chứng thực sơ yếu lý lịch cá nhân hiện nay thực tế là chứng thực chữ ký của người khai.
Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Lưu ý: Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực.
Sơ yếu lý lịch cá nhân có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định cụ thể:
“Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
...”
Theo đó, để chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch cá nhân thì bạn có thể đến các cơ quan như:
- Phòng Tư pháp;
- UBND cấp xã (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú);
- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, bạn có thể lựa chọn đến các cơ quan nêu trên nơi bạn đang cư trú để thực hiện chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch mà không cần về nơi có hộ khẩu.
Tags:
sơ yếu lý lịch sơ yếu lý lịch cá nhân lý lịch cá nhân chứng thực chữ ký tờ khai lý lịch cá nhân Ủy ban nhân dân-
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 3 tháng trước -
Vào Sài Gòn để xin việc làm thì chứng thực sơ yếu lý lịch ở Sài Gòn được không hay phải chứng thực ở nơi thường trú?
Cập nhật 4 tháng trước -
Khi Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch cho công dân thì có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 tháng trước -
Chứng thực sơ yếu lý lịch cần mang theo những giấy tờ gì? Có bắt buộc chứng thực tại nơi thường trú không?
Cập nhật 4 tháng trước
-
Các vị trí trong công ty Luật hiện nay
Cập nhật 6 ngày trước -
Học luật kinh tế sẽ ra làm gì? Mức lương của luật kinh tế là bao nhiêu?
Cập nhật 2 ngày trước -
Trang phục của luật sư khi tham gia phiên tòa được quy định như thế nào?
Cập nhật 4 ngày trước -
Hướng dẫn thủ tục rút hồ sơ đại học
Cập nhật 7 ngày trước -
Biểu tượng của Liên đoàn Luật sư Việt Nam là gì? Cơ quan nào là lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn?
Cập nhật 3 ngày trước -
Tuyển dụng cử nhân luật mới ra trường thì cho thử việc bao lâu và thời gian thử việc có được tính số ngày nghỉ hằng năm không?
Cập nhật 3 ngày trước -
Liên đoàn luật sư Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Nguyên tắc hoạt động của Liên đoàn?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Doanh nghiệp có được giảm lương khi người lao động không đảm bảo kết quả công việc không?
Cập nhật 59 phút trước -
Chuyên viên Marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì?
Cập nhật 1 giờ trước -
Công ty có được quyền giữ lương của người lao động hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Làm sao để nhà tuyển dụng đọc hồ sơ của bạn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Lùi thời gian đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 với nhiều doanh nghiệp?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cách tính lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định thế nào?
Cập nhật 2 ngày trước