Vì sao kinh tế tư nhân mãi chưa chịu lớn?
Câu hỏi "vì sao kinh tế tư nhân mãi chưa chịu lớn" lại được "lật lại" tại toạ đàm "Phát triển kinh tế tư nhân: Rào cản và giải pháp" do Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VAFIE) cuối tuần qua.
Số liệu thống kê cho thấy, tính đến hết ngày 31/8/2018, cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động, chiếm khoảng 97,5% số doanh nghiệp đăng ký. Chỉ riêng trong năm 2018, cả nước có 87.450 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 878.627 tỷ đồng (tăng 2,4% về số lượng và tăng 6,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ 2017).
Nghịch lý doanh nghiệp mãi không lớn
Điều này cho thấy kinh tế tư nhân đang trên đà tăng trưởng, số doanh nghiệp mới thành lập năm sau nhiều hơn năm trước, số vốn của người dân đưa vào kinh doanh hàng triệu tỷ đồng mỗi năm.
Nhưng một "nghịch lý" đang diễn ra của khu vực kinh tế tư nhân. Theo ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), đó là đóng góp vào GDP của khu vực này kéo dài từ khi có Luật Doanh nghiệp đến hiện tại vẫn loanh quanh mức 9%. Thậm chí, năm 2000, thời điểm bùng nổ kinh tế tư nhân ở Việt Nam, con số này chỉ tăng thêm 1 điểm % GDP.
"Tôi hoàn toàn nghi ngờ về con số này bởi con số thực tế phải cao hơn con số này. Bởi nếu tính phần đóng góp của kinh tế tư nhân gồm lương chi trả người lao động, lợi nhuận và phần thuế không được khu vực tư nhân đóng thì con số đóng góp phải lên tới 30%", ông Cung nhận định.
Cùng quan điểm trên, TS.Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cũng nói về mức đóng góp 9% trong GDP của khu vực kinh tế tư nhân. Đại diện đến từ Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cho rằng, khu vực kinh tế tư nhân đăng ký vốn hơn 878.000 nghìn tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm, "oách thật" nhưng trên thực tế khu vực này lấy đâu ra tiền để đưa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh.
"Do đó, nếu dựa vào vốn đăng ký để làm dữ liệu đầu vào tính tổng vốn đầu tư sẽ không chính xác. Số liệu không chính xác sẽ rất khó để điều hành", ông Kiên bình luận.
Vẫn còn tiềm thức nặng nề, mặc cảm
Đi tìm câu trả lời cho "nghịch lý" doanh nghiệp tư nhân mãi không lớn, ông Cung thấy rằng có những lý do dẫn tới thực trạng này. Đầu tiên đó là môi trường kinh doanh không an toàn, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan tới thể chế. Chính sách, pháp luật dù cải thiện vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được hạn chế "8 không" trong suốt nhiều năm ("không rõ ràng", "không cụ thể", "không minh bạch", "không hợp lý", "không ổn định", "không tiên liệu trước", "không hiệu quả", "không hiệu lực") khiến nhà đầu tư bất an.
Còn về doanh nghiệp không muốn lớn, theo vị chuyên gia này, là do ở ta phân bố nguồn lực còn có phần theo hướng xin-cho, ai giỏi xin thì được chứ không phải dựa vào sáng kiến, dự án để làm. Hệ sinh thái kinh doanh không có đầy đủ cơ hội để phát triển.
Điều đáng nói, những điều trên, các nghị quyết đều nói cả và giờ cũng chỉ là chép lại thành một văn bản. Nhưng làm hay không lại phụ thuộc vào tư duy của cả hệ thống.
Ngoài ra, là những thay đổi căn bản, gốc rễ của thể chế trong kinh doanh. Cải cách thể chế không phải chỉ là cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh.
Ở góc nhìn khác, ông Kiên cho rằng, tiềm thức về kinh tế tư nhân của chúng ta đang có vấn đề. "Hiện nay, dư luận xã hội vẫn có cái nhìn không mấy thiện cảm đối với đội ngũ doanh nhân và đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Tới nay vẫn còn có sự phân biệt trong nhận thức dẫn tới sự phân biệt trong đối xử giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác", ông Kiên nêu quan điểm.
Ông dẫn chứng, trong Liên hoan phim tại Đà Nẵng tháng 11/2017 vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đều đưa "tại liên hoan có 30 phim của doanh nghiệp tư nhân, không có một phim nào của doanh nghiệp nhà nước", mà chưa đổi thành "phim của doanh nghiệp Việt Nam" và "phim của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài". "Có nghĩa là từ trong nhận thức một số người vẫn chưa từ bỏ được thói quen phân biệt doanh nghiệp dựa trên hình thức sở hữu" vị này nói và cho rằng phải có những thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức mới mong phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn mới.
Theo Đặng Hương
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 10 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 4 tháng trước
-
Luật sư hơn Cử nhân Luật như thế nào?
Cập nhật 4 ngày trước -
Jack Ma lý giải việc có người học rất nhiều nhưng không thể thành công
Cập nhật 2 ngày trước -
M&A: Một vài lưu ý cho các Luật sư
Cập nhật 4 ngày trước -
04 Sai lầm mà sinh viên mới ra trường thường mắc phải khi đi làm
Cập nhật 2 ngày trước -
Khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Điều 185 Bộ luật Hình sự năm 2015
Cập nhật 5 ngày trước -
12 giảng viên xin nghỉ vì không tín nhiệm trưởng khoa, trưởng khoa nói gì?
Cập nhật 5 ngày trước -
Cách đặt tên file CV chuẩn nhất tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng
Cập nhật 1 ngày trước
-
"Hộ chiếu" vắcxin COVID-19 của Việt Nam sẽ liên thông với quốc tế
Cập nhật 1 ngày trước -
Thông tư số 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng: Nhiều quy định không phù hợp thực tiễn
Cập nhật 1 ngày trước -
Cách đặt tên file CV chuẩn nhất tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng
Cập nhật 1 ngày trước -
Cá nhân, tổ chức dùng tiền ảo làm phương tiện thanh toán là vi phạm pháp luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Bỏ phụ cấp thâm niên, lương giáo viên không giảm mà còn có thể tăng
Cập nhật 1 ngày trước -
Cắt giảm tối đa đầu văn bản quy phạm pháp luật
Cập nhật 1 ngày trước