Vì sao sổ đỏ không phải là tài sản có giá?
Theo điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tuy nhiên, Bộ luật này chưa quy định cụ thể Giấy tờ có giá là gì hay giấy tờ có giá gồm những loại giấy tờ nào.
Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Theo văn bản hướng dẫn xét xử số 141/TANDTC-KHXX của Tòa án nhân dân tối cao, giấy tờ có giá bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại điều 1 của Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;
c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;
d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);
đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về "Phát hành trái phiếu doanh nghiệp"...
Văn bản này cũng giải thích các loại giấy như Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ôtô...) không phải là "giấy tờ có giá". Nói cách khác những giấy tờ này không phải là tài sản.
Đối chiếu các quy định trên, hồ sơ trúng đấu giá (tương tự với sổ đỏ, đăng ký xe...) không phải là tài sản nên người có hành vi giật hồ sơ trúng đấu giá sẽ không cấu thành tội cướp giật tài sản. Tuy nhiên, nếu hồ sơ đựng trong bao bì (túi nhựa, túi giấy...) thì hành vi giật túi đã cấu thành tội cướp giật tài sản (túi đựng hồ sơ) chứ không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng. Điều 171 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Cướp giật tài sản không đòi hỏi tài sản bị cướp giật phải có giá trị từ bao nhiêu tiền trở lên. Do vậy, về nguyên tắc vật bị cướp giật là tài sản thì hành vi chiếm đoạt đã cấu thành tội này.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 12 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 8 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 2 tháng trước
-
Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư?
Cập nhật 7 ngày trước -
Chuyên viên tài chính là gì? Yêu cầu và kỹ năng của Chuyên viên tư vấn tài chính
Cập nhật 2 ngày trước -
Tổng hợp học phí ngành Luật tại các trường đào tạo trên khắp cả nước năm học 2020 - 2021
Cập nhật 2 ngày trước -
Nhân viên Marketing là gì? Học gì để trở thành Marketing Executive?
Cập nhật 6 ngày trước -
Pháp chế Bất động sản làm những việc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Nhân viên Kế toán công nợ là gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Customer Service Officer và 07 lý do bạn nên chọn ngành nghề này
Cập nhật 4 ngày trước
-
Vai trò của bộ phận Pháp chế doanh nghiệp
Cập nhật 20 phút trước -
Chính thức bỏ hộ kinh doanh khỏi Luật Doanh nghiệp năm 2020
Cập nhật 16 giờ trước -
Top 05 câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên thu mua
Cập nhật 16 giờ trước -
Nhân viên xử lý nợ là gì?
Cập nhật 17 giờ trước -
Kỹ năng làm nghề của Nhân viên hành chính pháp lý
Cập nhật 18 giờ trước -
Hệ thống Tòa án nhân dân đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV
Cập nhật 23 giờ trước