Ý nghĩa thông lệ bữa ăn cuối cùng của tử tù
Người Trung Quốc cổ đại tin rằng chết sau khi được ăn no sẽ giúp kiếp sau có cuộc sống tốt hơn.
Một số học giả cho rằng thông lệ bữa ăn cuối cùng bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại với mục đích "xoa dịu" người sắp bị trừng phạt bằng cái chết. Thời đế chế La Mã, các võ sĩ được ăn bữa tối thịnh soạn trước khi ra đấu trường.
Tới thế kỷ 18, những phạm nhân tại London (Anh) nếu giàu có hoặc được ưu ái có thể được ăn tiệc với khách ở ngoài nhà tù vào buổi tối trước ngày bị hành quyết. Hôm sau, trên quãng đường tới giá treo cổ, đoàn hộ tống theo thông lệ sẽ dừng lại tại quán rượu để cho tử tù uống cốc bia giải khát cuối cùng.
Tại Mỹ, thông lệ bữa ăn cuối cùng được cho là du nhập từ châu Âu trung cổ. Khi ấy, nhiều người mê tín tin rằng chỉ sau khi cho tử tù ăn no mới có thể đưa ra hành quyết mà không sợ họ quay lại báo oán.
Ngoài lý do mê tín, việc tử tù chấp nhận bữa ăn cuối cùng cũng được coi là hành động mang tính tượng trưng, cho thấy họ đã làm hòa với cộng đồng, với đao phủ, thẩm phán và nhân chứng.
Tù nhân được ăn gì trong bữa ăn cuối cùng tùy thuộc rất nhiều vào chính sách của địa phương giam giữ. Ví dụ, trước khi bỏ án tử hình vào đầu những năm 1970, bang New York rất hào phóng, cho phép tử tù gọi gà rán, khoai tây chiên, bánh mì, bánh kem, café, sữa, và thuốc lá. Bang Florida để tù nhân chọn món trong hạn mức lên tới 40 USD, trong khi một số bang như Oklahoma chỉ cho 15 USD mỗi khẩu phần.
Ở bang Texas, thông lệ bữa ăn cuối cùng được áp dụng năm 1924. Tới tháng 9/2011, tử tù tên Lawrence Brewer gọi rất nhiều món (gồm hai miếng bít tết gà, ba bát fajitas, bánh hamburger phô mai, nửa cân thịt nướng hun khói, một bát đậu bắp nướng, bánh pizza, một thìa kem...) nhưng cuối cùng bỏ ăn vì lý do "không đói bụng". Hành động ngỗ ngược của Lawrence khiến Sở Tư pháp bang Texas sau đó bãi bỏ thông lệ bữa ăn cuối cùng.
Trước kia, tù nhân thường được cho uống rượu hoặc hút thuốc trước khi bị hành quyết, đặc biệt nếu phải đối mặt với đội xử bắn. Đây là hành động thể hiện sự thương cảm, nhưng cũng là để tử tù bình tĩnh, hợp tác hơn trong những giây phút cuối. Ngày nay, không tử tù nào ở Mỹ được phép uống rượu hay hút thuốc lá trước khi hành quyết.
Bên cạnh đó ở Mỹ cũng còn một số thông lệ ít người biết. Ví dụ từ năm 1923 tới năm 1964, trong bữa ăn cuối cùng, tử tù bang Texas thường gọi số lượng phần ăn tráng miệng bằng với số lượng bạn tù, coi như quà tiễn biệt vào đêm hành quyết. Hoặc tại nhà tù Sing Sing thuộc bang New York, tử tù thường chia sẻ bữa ăn cuối với bạn tù.
Trung Quốc cổ đại cũng có thông lệ cho người sắp bị hành quyết ăn bữa cơm cuối cùng, hay còn gọi là "cơm đoạn đầu". Theo sử sách, lệ này xuất hiện sớm nhất từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau khi Sở trang vương dẹp yên các quý tộc và đại thần làm phản. Để thể hiện sự bao dung và thu phục nhân tâm, ông hạ lệnh cho người bị kết án được ăn bữa cơm ngon trước khi bị xử trảm một ngày. Sau đó, các nước chư hầu cũng mô phỏng cách làm này.
Người Trung Quốc cổ đại tin rằng chết khi no bụng là cái chết tôn nghiêm, giúp tử tù đầu thai vào gia đình tốt hơn ở kiếp sau. Ở thời Tống, Tống Thái Tổ khi vừa mới lập quốc đã đặt ra quy tắc mỗi tử tù trước khi chết sẽ được khẩu phần ăn đáng giá 5 quan tiền, đủ để có được bữa cơm thịnh soạn. Nhưng do quy tắc ngầm trong nhà lao và tham nhũng, số tiền này bị giảm đi đáng kể khi tới tay tử tù.
Ở Việt Nam, cũng có quy định về bữa ăn cuối cùng cho tử tù. Cụ thể, Điều 8, Nghị định số 82/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định số 82/2011/NĐ-CP về thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc quy định, người bị đưa ra thi hành án tử hình được hưởng tiêu chuẩn ăn, uống bằng 5 lần tiêu chuẩn của ngày Lễ, Tết quy định đối với người bị tạm giam. Quy định này cho thấy sự nhân văn của pháp luật Việt Nam, phù hợp với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc.
Tags:
Tử tù-
Một trường hợp quyên sinh nhắn gì với chúng ta?
Cập nhật 5 tháng trước -
Tử tù có được hiến tạng cho y học hay không?
Cập nhật 1 năm trước -
Từ vụ nữ sinh tự tử ở An Giang vì uất ức đến chuyện nhà trường khiển trách kỷ luật học sinh sao cho đúng luật
Cập nhật 1 năm trước -
Vụ bị cáo nhảy lầu tự tử sau tuyên án: Đình chỉ điều tra đối với ông Lương Hữu Phước
Cập nhật 1 năm trước -
Vụ uống thuốc đòi tự tử tại tòa: Ra quyết định thi hành án phạt tù đối với bị cáo
Cập nhật 1 năm trước -
Bị cáo nhảy lầu tự tử ở toà Bình Phước: Đình chỉ thi hành trách nhiệm nộp án phí
Cập nhật 2 năm trước
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 2 năm trước -
Cách chứng minh "Tôi là F0 khỏi bệnh"
Cập nhật 10 tháng trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 2 năm trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 2 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 3 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 3 năm trước
-
Điểm chuẩn đại học ngành Luật năm 2021 (Đầy đủ nhất)
Cập nhật 1 ngày trước -
Phương án tuyển sinh, điểm chuẩn ngành Luật năm 2022 và những thông tin cần biết về ngành Luật
Cập nhật 1 ngày trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 2 ngày trước -
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 2 ngày trước
-
Có không người bạn thân trong công sở?
Cập nhật 2 ngày trước -
Vạch trần tội ác dưới đáy vực sâu
Cập nhật 2 tháng trước -
Tăng cường kiểm soát, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân luật
Cập nhật 2 tháng trước -
Người dân đã có thể rút tiền bằng chính thẻ Căn cước công dân gắn chip
Cập nhật 2 tháng trước -
Hai người cùng được sếp nhờ đi mua thuốc lá, chàng trai răm rắp nghe theo lại bị đuổi việc: Bất ngờ với câu trả lời của nhà lãnh đạo, nghe xong ai cũng giật mình
Cập nhật 2 ngày trước -
Nữ sinh có học lực trung bình nghĩ mức lương 7 - 8 triệu sau khi ra trường là không xứng đáng, dân tình chia phe tranh cãi
Cập nhật 2 tháng trước