Chuyên viên kiểm soát nội bộ của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ gì?

(có 1 đánh giá)

Cho tôi hỏi, khi trở thành chuyên viên kiểm soát nội bộ tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thì phải thực hiện những nhiệm vụ gì? – Phúc Sơn (Hà Nội)

Chuyên viên kiểm soát nội bộ của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ gì?

Chuyên viên kiểm soát nội bộ của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có những nhiệm vụ gì? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬTgiải đáp như sau:

Hoạt động kiểm soát nội bộ là gì?

Theo định nghĩa tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 06/2020/TT-HNNN, hoạt động kiểm soát nội bộ là việc giám sát, kiểm tra của tổ chức, cá nhân, người làm công tác kiểm soát nội bộ và/hoặc những người có thẩm quyền đối với các phòng, ban, bộ phận, cá nhân trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao nhằm phát hiện các bất cập, thiếu sót, vi phạm để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý, đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn lực và hoạt động của đơn vị an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.

Ở các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, việc kiểm soát nội bộ có thể được phân cho phòng ban hoặc các nhân thực hiện nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, quy định nội bộ của đơn vị; phù hợp quy mô, tính chất, đặc thù hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt và hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

- Ưu tiên nguồn lực, thời gian thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với những hoạt động, nghiệp vụ trọng yếu hoặc có rủi ro cao.

(Điều 5 Thông tư 06/2020/TT-HNNN)

Nhiệm vụ và quyền hạn của một chuyên viên kiểm soát nội bộ

Về nhiệm vụ

Một chuyên viên kiểm soát nội bộ cần thực hiện những công việc tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 06/2020/TT-HNNN, gồm:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ hằng năm và định kỳ (nếu có) trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát sau khi được phê duyệt.

- Giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát nội bộ theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-HNNN và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.

- Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động nghiệp vụ, an toàn tài sản theo phân công; kiến nghị, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, xử lý những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Báo cáo kết quả kiểm soát nội bộ với Thủ trưởng đơn vị theo quy định và theo yêu cầu.

- Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác để đáp ứng công việc theo yêu cầu.

Để đảm bảo thực hiện tốt những công việc đó, chuyên viên kiểm soát nội bộ sẽ có những quyền hạn sau:

- Được khai thác, cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến các hoạt động, các nghiệp vụ, giao dịch của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ.

- Kiến nghị Thủ trưởng đơn vị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ.

- Được bố trí và tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; được cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác.

- Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể dẫn đến rủi ro mất an toàn thông tin, tiền và tài sản tại đơn vị, Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách báo cáo ngay với Thủ trưởng đơn vị xử lý theo thẩm quyền; trường hợp Thủ trưởng đơn vị không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định có quyền báo cáo bằng văn bản với Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ).

(Khoản 2 Điều 11 Thông tư 06/2020/TT-HNNN)

(có 1 đánh giá)
Trương Quang Vĩnh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.051 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngân hàng hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngân hàng
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngân hàng hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngân hàng