Thế nào là pháp chế? Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế

(có 3 đánh giá)

Trong lĩnh vực pháp luật, pháp luật và pháp chế là 2 cụm từ thường xuất hiện cùng nhau, vậy sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế là gì?

Thế nào là pháp chế?Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế

Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế (Hình từ internet)

Thế nào là pháp chế?

Theo định nghĩa, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp chế là một thuật ngữ quen thuộc trong xã hội ta. Nhưng pháp chế làgì, bản chất của nó ra sao, điều này đòi hỏi phải lý giải một cách cụ thể và chínhxác, do đó cần phải đi sâu tìm hiểu bản chất của khái niệm này.

Tại Điều 12 của Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằngpháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Điều 12 Hiến pháp 1992 còn ghi: “các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơnvị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến phápvà pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiếnpháp và pháp luật”.

Như vậy, pháp chế đòi hỏi, tất cả các cơ quan, tổ chức, công dân đều phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật; kiên quyết đấu tranh phòng ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

Ở đây, pháp chế là nguyên tắc cơ bản, thông qua đó Nhà nước thực hiện sự quản lý bằng pháp luật đối với xã hội.

Nguyên tắc pháp chế được thể hiện trong Hiến pháp 2013 thông qua quy định tại khoản 1, điều 8 như sau:“Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật.”

Ví dụ về pháp chế:

Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế

Sau đây hãy cùng phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế thông qua các tiêu chí:

Tiêu chí phân biệt

Pháp chế

Pháp luật

Phạm vi

Pháp chế bao gồm cả hệ thống pháp luật và việc thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Pháp luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật

Mối quan hệ

Pháp chế là môi trường để pháp luật phát huy hiệu lực

Pháp luật là nền tảng, là cơ sở của pháp chế

Nguyên tắc

- Thống nhất trong việc xây dựng và thi hành pháp luật

- Chấp hành nghiêm chỉnh tất cả các văn bản pháp luật của nhà nước, không có ngoại lệ đối với tất cả các văn bản còn hiệu lực pháp luật

- Mọi cá nhân, tổ chức đều bình đẳng trước pháp luật

- Bảo vệ các quyền của công dân đã được pháp luật quy định

- Tuân theo pháp luật và đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp trước pháp luật

- Pháp luật phải thể hiện ý chí của các tầng lớp nhân dân lao động

- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật

- Tôn trọng, bảo vệ các quyền công dân và con người

- Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản

- Đảm bảo sự bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc

Đặc trưng

- Pháp chế chỉ sự tuân thủ pháp luật nói chung đối với mỗi lĩnh vực, mỗi hoạt động.

- Pháp chế luôn gắn liền với dân chủ. Đây là mối quan hệ lớn và cơ bản đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng

- Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước

Đây là đặc trưng riêng có của pháp luật.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến

- Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hoạt động của các cá nhân và tổ chức trong xã hội.

- Pháp luật có tính hệ thống

- Các quy định của pháp luật không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ với nhau tạo nên một hệ thống thống nhất.

- Pháp luật có tính xác định về hình thức

- Pháp luật được thể hiện rõ ràng mạch lạc trong các hình thức xác định.

(có 3 đánh giá)
Dương Châu Thanh
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.786