Ban Pháp chế trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào?

(có 2 đánh giá)

Ban Pháp chế là một bộ phận chuyên trách các công việc pháp lý trong doanh nghiệp. Tùy quy mô, tính chất, tùy cơ cấu tổ chức nội bộ của doanh nghiệp mà bộ phận phụ trách các công việc pháp lý thường sẽ có những tên gọi như Ban Pháp chế/Phòng pháp chế/Phòng pháp lý…

>> Những lựa chọn mạo hiểm cần tránh trong công việc của một pháp chế

>> Tình hình việc làm pháp chế tại TP HCM

>> Chuyên viên pháp chế là gì?

Ban Pháp chế nằm ở đâu trong mô hình tổ chức doanh nghiệp?

Hiện nay pháp luật không có quy định nào điều chỉnh về tên gọi, cơ cấu tổ chức chi tiết các bộ phận chuyên trách trong doanh nghiệp. Chính vì vậy vấn đề bộ máy tổ chức hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm, định hướng của nhà quản trị điều hành.

Thông thường các Công ty vừa và lớn sẽ có Phòng Pháp chế trực thuộc sự quản lý, làm việc và báo cáo trực tiếp cho Ban Giám đốc. Tuy nhiên có thể bộ phận pháp chế/pháp lý được tổ chức thành một Ban chuyên trách trực thuộc sự quản lý của một cấp Phòng tổng hợp cao hơn.

Ban pháp chế

Ban pháp chế

Ví dụ: Ban Pháp chế thuộc Phòng Nội vụ.

Trách nhiệm của Ban pháp chế là gì?

Chỉ khác nhau về mặt tên gọi, còn lại trách nhiệm cơ bản nhất của Ban pháp chế cũng giống như các bộ phận phụ trách pháp lý khác của mọi công ty trên thị trường, đó là phụ trách các công việc pháp lý, đảm bảo tính an toàn pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong đó các trách nhiệm chính yếu nhất có thể liệt kê bao gồm:

  • Đảm bảo tính đúng, đủ của hồ sơ pháp lý công ty;
  • Cập nhật, tiến hành thực hiện các thủ tục về đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của công ty;
  • Thực thiện các thủ tục pháp lý liên quan tới các cuộc họp HĐQT/HĐTV…
  • Đảm bảo tính có lợi, đúng đắn về mặt pháp lý cho công ty đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Với các công ty thương mại, Ban Pháp chế còn có trách nhiệm hỗ trợ tư vấn các quy định pháp lý trong hoạt động thương mại, thương mại quốc tế;
  • Đại diện công ty làm việc với các cơ quan nhà nước có liên quan;
  • Đại diện công ty tham gia tố tụng tại Tòa

Và tùy thuộc vào loại hình công ty, ngành nghề kinh doanh thì Ban pháp chế sẽ có những công việc cụ thể đặc thù.

Để làm việc trong Ban Pháp chế của các doanh nghiệp cần có những yêu cầu gì?

  • Có kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức hành nghề Luật sư ít nhất 06 tháng là một lợi thế;
  • Nắm vững các quy định pháp lý nền;
  • Nhanh nhẹn, hoạt bát, tư duy pháp lý nhanh nhạy;
  • Khả năng giao tiếp tốt;
  • Tiếng Anh giao tiếp tốt là lợi thế;
(có 2 đánh giá)
Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.436