Có nên học khóa học Nghiệp vụ Luật sư tại Học viện tư pháp không?
Sẽ không có gì thay đổi và đáng chú ý nếu công việc hiện tại của bạn có khả năng chi trả cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân bạn và nhu cầu chu cấp cho gia đình, và công việc hiện tại đó là công việc bạn yêu thích.
Nhưng. Nếu bạn có niềm đam mê với nghề luật sư, về lĩnh vực tranh tụng, lĩnh vực tư vấn pháp luật… bạn có một mục tiêu dài hạn rằng bạn phải trở thành luật sư. Bạn có mong muốn tìm hiểu khóa học về đào tạo nghề luật sư không? Chắc chắn có.
Và bước quan trọng để trở thành Luật sư đó là bạn phải tham gia khóa học Đào tạo nghiệp vụ luật sư tại Học viện tư pháp. Trước khi tham gia khóa học này bạn cần tìm hiểu kỹ về khóa học cũng như chương trình học, để xem nó có phù hợp với mình hay không.
Và bài viết này mình sẽ phân tích chi tiết những gì mình đã trải qua sau khóa học.
1. Thời gian đào tạo, chi phí đào tạo.
Hiện nay, tại Học viện Tư pháp có 3 khóa học đào tạo về nghiệp vụ Luật sư:
– Khóa đào tạo nghiệp vụ Luật sư (12 tháng)
+ Học phí tại Hà Nội: 15.330.000 đồng
+ Học phí tại TP. Hồ Chí Minh và các cơ sở tại khu vực miền Nam: 20.475.000 đồng
– Lớp đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư (18 tháng)
+ Học phí tại Hà Nội: 23.360.000 đồng
+ Học phí tại thành phố Hồ Chí Minh: 31.200.000 đồng
– Lớp đào tạo luật sư phục vụ hội nhập quốc tế (12 tháng)
Yêu cầu: Tiếng Anh đạt từ bậc 4 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam ban hành theo khung năng lực của Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT
Học phí: 36.750.000 đồng ( được nộp thành 3 đợt)
Khóa học này đang được nhiều người quan tâm, vì tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh mới tiến hành tuyển sinh và đào tạo 1 khóa đầu tiên và hiện tại đang có thông báo tuyển sinh khóa thứ 2. Mình nghĩ đây là khóa học mở ra nhiều cơ hội mới cho những bạn có khả năng về kinh tế, có vốn tiếng anh tốt và mong muốn hành nghề Luật sư tại thị trường nước ngoài.
Về thời gian đào tạo và chi phí đào tạo cũng là một yếu tố để các bạn xem xét và cân nhắc để quyết định có nên học khóa học này hay không. Thời gian đào tạo có 2 lớp, một là lớp học cuối tuần vào thứ 7 và chủ nhật, hai là các lớp học vào buổi tối trong tuần. Với nhiều bạn đang có công việc hiện tại thì việc xin nghỉ thứ 7 để đi làm cũng sẽ gặp một chút khó khăn. Có nhiều bạn thì đã có gia đình, việc đi học vào các buổi tối cũng sẽ cần cân phải nhắc hơn.
Lựa chọn học vào cuối tuần hay thứ 7 và chủ nhật thì tùy thuộc vào thời gian mà các bạn sắp xếp.
Về điểm danh thì ở Học viện tư pháp có phát thẻ cứng có mã vạch để điểm danh. Hình thức thứ hai là ký tên trong danh sách lớp. Mỗi khi có điểm danh thẻ thì sẽ có các thầy cô trong phòng đào tạo cầm máy đi quẹt thẻ. Nếu đến muộn quá 40 phút sẽ không được điểm danh thẻ.
Việc điểm danh đầu giờ trước đây thì dễ nhưng với những khóa mới thì đã có độ khắt khe hơn. Nhưng các bạn cũng không cần quá lo lắng vì với 1 môn học nếu nghỉ quá số buổi (thường là 4 buổi) và thiếu bài kiểm tra mới không đủ điều kiện dự thi.
2. Chương trình đào tạo.
Về chương trình đào tạo của Học viện tư pháp thì hiện nay theo quy định mới của Học Viện tư pháp từ khóa 19.1 trở đi và các khóa mới thì sẽ học theo chương trình đào tạo theo tín chỉ.
Trước đây, như khóa của mình là khóa 18.3 là khóa cuối cùng theo chương trình đào tạo cũ sẽ có phần thi tốt nghiệp.
Chương trình đào tạo theo tín chỉ sẽ không còn tổ chức thi tốt nghiệp nữa mà chuyển sang hình thức tính điểm môn học theo phần trăm điểm kiểm tra trên lớp và điểm thi hết môn. Giống như tính điểm trong trường đại học.
Theo chương trình đào tạo mới thì với cách tính điểm theo tỷ lệ %, sẽ có nhiều lợi thế hơn so với trước đây. Vì ở khóa của mình học viên phải đạt từ 4,5 điểm thi hết môn mới đủ điểm qua môn. Nhưng theo cách tính mới, bạn chỉ cần đạt từ 2.5 điểm trở lên là đã đủ điểm qua môn.
Như vậy, có thể thấy rằng chương trình đào tạo đang ngày càng trở nên dễ dàng hơn với các bạn học viên.
3. Bài kiểm tra thế nào? Có khó đạt điểm qua không?
Thực tế, theo cảm nhận của mình thì chương trình học tại Học viện tư pháp không khó. Mỗi môn học sẽ có các buổi học lý thuyết, thực hành tình huống và có học phần diễn án riêng.
Tất cả các môn đều có giáo trình, hồ sơ của Học viện và bạn được mượn cho đến thi hết môn. Kiến thức lý thuyết thì hầu như có trong giáo trình, và những ai chú ý nghe giảng thì chắc chắn làm được bài.
Đối với học phần diễn án. Trước đây mình nghĩ sẽ khó để qua nhưng thực tế khác xa so với mình tưởng tượng.
Mỗi môn học thường sẽ có 3 đến 5 lần diễn án và điểm diễn án được tính điểm từ bài báo cáo của những bạn không tham gia vai diễn nào. Những bạn có tham gia các vai diễn thì thường sẽ được cộng điểm trong bài báo cáo.
Hồ sơ diễn án cũng khá đơn giản và đã được lược bỏ những tình tiết khó. Các bạn được chuẩn bị trước khi diễn và thường thì các lớp làm sẵn kịch bản để lúc diễn chỉ việc đọc lại. Mình nghĩ các bạn nên nhận vào vai Luật sư và tự xây dựng kịch bản nói và bài bảo vệ cho riêng mình. Qua đó sẽ học hỏi được nhiều hơn là việc đọc lại kịch bản đã có sẵn.
Trên đây là những chia sẻ thực tế của mình về khóa học này sau khi học xong. Hi vọng các bạn có thêm những thông tin thực tế về khóa học.
-
Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói
Cập nhật 1 năm trước -
Tổng hợp tình hình mới nhất về dịch Covid-19
Cập nhật 11 tháng trước -
Từ năm 2020 sẽ có 05 thay đổi quan trọng về bảo hiểm xã hội
Cập nhật 1 năm trước -
Dân được quyền kiện hành chính đến cấp nào?
Cập nhật 1 năm trước -
Điểm chuẩn đánh giá năng lực vào đại học sẽ tăng cao
Cập nhật 1 năm trước -
Học và làm gì ở nhóm ngành Luật?
Cập nhật 5 tháng trước
-
Cách trả lời dạng câu hỏi: “Có 5 quả cam làm thế nào để chia đều cho 6 người”
Cập nhật 5 ngày trước -
05 Lý do ngớ ngẩn khiến bạn bị loại ngay từ vòng lọc CV
Cập nhật 6 ngày trước -
Những cụm từ cần được thay thế để CV “xịn – mịn” hơn
Cập nhật 6 ngày trước -
Những điều bạn chưa biết về Luật Hành chính
Cập nhật 5 ngày trước -
Muốn sống “khỏe” ở chốn công sở đừng phạm 04 sai lầm sau
Cập nhật 4 ngày trước -
Làm trong ngành Luật có được phép xăm hình hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Chiến thuật deal lương khi thất nghiệp quá lâu
Cập nhật 4 ngày trước
-
Điều thật sự cần ở mỗi công việc, làm thế nào để công việc trở nên nhẹ nhàng hơn
Cập nhật 1 ngày trước -
Chánh văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô được thăng hàm Trung tướng
Cập nhật 1 ngày trước -
Mỹ đưa Việt Nam khỏi danh sách các nước thao túng tiền tệ
Cập nhật 1 ngày trước -
Nhân viên sẽ không nhảy việc nếu đủ hạnh phúc
Cập nhật 1 ngày trước -
“Thuốc thần” giúp tăng cơ hội việc làm cho sinh viên trường luật
Cập nhật 2 ngày trước -
Tọa đàm về kỹ năng viết bản án dân sự
Cập nhật 2 ngày trước