Cộng tác viên là gì?

(có 3 đánh giá)

Cụm từ Cộng tác viên hẳn không còn quá xa lạ. Lướt một vòng mạng xã hội bạn sẽ bắt gặp những bài đăng bán hàng, tuyển cộng tác viên. Vậy, Cộng tác viên là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

>> 07 việc làm online khiến người xin việc dễ bị lừa đảo nhất

1. Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên có tên tiếng Anh là “collaborator”- viết tắt là CTV. Là thuật ngữ dùng để chỉ những người làm việc tự do, không trực thuộc hệ thống nhân viên chính thức của bất kỳ công ty nào. Những người này thường không bị gò bó về thời gian, không gian cũng như thị trường làm việc. Họ có thể cộng tác với nhiều doanh nghiệp, cá nhân cùng lúc miễn là đảm bảo đáp ứng KPI theo quy định. Hiện nay nhiều người xem nghề CTV là nghề tay trái, một nghề linh động để kiếm thêm thu nhập.

Cộng tác viên là gì?

2. Cộng tác viên hoạt động trong lĩnh vực nào?

Cộng tác viên thì trải dài trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ:

Cộng tác viên Content Marketing: công việc chính sẽ chịu trách nhiệm tạo ra các nội dung hoặc hình ảnh thú vị, hấp dẫn. KPI sẽ do nhà tuyển dụng quy định

Cộng tác viên viết bài: viết bài SEO, viết blog, bài PR,...

Cộng tác viên bán hàng: Đây có lẽ là loại hình CTV mà nhiều người thử sức. CTV bán quần áo, bán giày dép, mặt hàng gia dụng,... lợi ích của CTV này là không hề bỏ vốn nhưng vẫn có thể thử sức kinh doanh. Công việc đơn giản chỉ online và đăng hàng bán trên các trang mạng xã hội.

3. Những cái lợi mà công việc CTV mang lại

Tăng thêm thu nhập

Đối với những người có công việc ổn định, cộng tác viên được xem là việc làm thêm hiệu quả giúp họ tăng thêm thu nhập hàng tháng. Còn đối với những sinh viên chưa ra trường hoặc người đang thất nghiệp, trở thành cộng tác viên là con đường ngắn và dễ dàng giúp họ chống lại mối lo về tài chính sinh hoạt.

Trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm

Dù là nhân viên chính thức hay cộng tác viên, trong quá trình làm việc, bạn đều có thể học hỏi thêm nhiều điều mới, trau dồi kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm. Quá trình trải nghiệm làm cộng tác viên sẽ có tác động tích cực đến công việc của bạn sau này.

Gia tăng cơ hội nhận được việc làm tốt

Ở một số công ty, những cộng tác viên hoàn thành công việc tốt và có biểu hiện tích cực sẽ được nhận làm nhân viên chính thức sau khoảng 6 tháng làm việc. Hơn nữa, nếu bạn chuyên tâm trau dồi bản thân, phát triển các mối quan hệ trong lúc làm cộng tác viên, con đường tiến thân vào cánh cửa các công ty lớn sau này cũng trở nên rộng mở hơn.

3. Những hạn chế khi làm công việc cộng tác viên

Không được hưởng các chế độ chính sách như nhân viên chính thức

Có thể nói hạn chế lớn nhất giữa một cộng tác viên so với nhân viên chính thức đó là không được hưởng các chế độ chính sách của công ty. Đơn cử như bạn sẽ không được thưởng hoa hồng, lương tăng ca, hưởng chế độ bảo hiểm, số ngày nghỉ phép, lễ tết…

Mức lương thấp

Một khó khăn khác khiến nhiều cộng tác viên khốn đốn chính là mức lương họ được nhận khá thấp (chỉ khoảng 40 - 50% so với mức lương của nhân viên chính thức). Với mức lương này, nhiều cộng tác viên phải đau đầu cân đối chi tiêu sinh hoạt hoặc sẽ phải chấp nhận làm “con thiêu thân” lao vào nhiều công việc cùng lúc.

Dễ bị lừa đảo, đa cấp

Thống kê cho thấy hơn 1 nửa công việc cộng tác viên được tuyển dụng hiện nay là lừa đảo hoặc đa cấp. Nghĩa là, nếu bạn không có kinh nghiệm và không đủ sáng suốt để phân định, bạn sẽ bị lừa vào một công việc cộng tác viên khiến “tiền mất tật mang”. Có thể kể đến một số công việc như: cộng tác viên đọc báo soát lỗi chính tả, cộng tác viên kinh doanh, cộng tác viên đánh máy tại nhà…

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Việc làm Cộng tác viên

(có 3 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.964 
Việc làm mới nhất