Đi làm, đừng coi công ty giống như gia đình thứ hai của mình
Hầu hết công ty đều cho nhân viên một nhận định giá trị là coi công ty như gia đình. Nếu chú trọng mối quan hệ gia đình trong công ty thì bạn sẽ bị trì hoãn nhiều cơ hội bên ngoài
- Vì sao người ta luôn muốn nhân viên nghĩ công ty là gia đình là?
- Vì sao đừng nên coi công ty là gia đình?
- Khi coi công ty là gia đình, ta sợ rời bỏ nó
- Khi coi công ty là gia đình, ta đánh mất giá trị bản thân mình
- Khi coi công ty là gia đình, ta nhầm lẫn mái nhà và công việc
- Khi coi công ty là gia đình, bạn không còn công tâm nữa
Vì sao người ta luôn muốn nhân viên nghĩ công ty là gia đình là?
Có nhiều chiến lược để quản lý nhân viên. Một trong số đó là coi họ là một phần gắn bó như gia đình. Khi nhân viên chấp nhận khái niệm mới, họ thường tận tâm và chân thành với công việc. Quan hệ này sẽ rất tốt đẹp nếu công ty tôn trọng quyền của người làm việc, và người làm việc tôn trọng lợi ích công ty. Hai bên sẽ ít phải dò xét, hằn học, nghi ngờ hay quản thúc nhau như chủ – tớ. Vì phần lợi ích lớn này, nhiều sếp/quản lý, chủ công ty, thường xuyên nhắc đi nhắc lại với nhân viên họ coi nhân viên như gia đình.
Vì sao đừng nên coi công ty là gia đình?
Ở những công ty có quy mô lớn hơn, và chính trị nội bộ phức tạp, thì khái niệm "gia đình" cũng như một "phe cánh" trong quần thể công ty. Khi sếp đấu đá với ai, ta là "gia đình" khi đứng về phe đó – mà bỏ qua giá trị thật của công việc. Khi sếp thù địch ai, thì "gia đình" nghĩa là sẵn sàng triệt hạ kẻ đối lập, dù có lợi hay bất lợi cho công ty. Gia đình, ở nghĩa này, là 1 "bộ lạc". Nhiều phái sinh từ khái niệm gia đình trở nên nguy hiểm với bạn về cảm xúc và đường sự nghiệp.
Khi coi công ty là gia đình, ta sợ rời bỏ nó
Người làm việc rời công ty vì một số lý do sau:
Họ không thể thăng tiến, công việc không còn đủ thách thức khiến họ thích, quyền lợi không như ý, tiền làm ra không đủ cho nhu cầu chăm lo gia đình, môi trường làm việc không hợp… Nhưng có rất nhiều người nhiều lần muốn nghỉ việc, có lời mời tốt hơn, có offer tốt hơn từ công ty khác nhưng không ra đi vì… lỡ coi công ty là gia đình. Quan hệ gắn bó này không có gì xấu, nhưng sự nhầm lẫn này trì hoãn rất nhiều cơ hội trong công việc mà bạn có thể có được, chỉ vì lý do không rời đi của bạn là… cảm xúc gia đình.
Đi làm, đừng coi công ty giống như gia đình thứ hai của mình (Hình từ Internet)
Khi coi công ty là gia đình, ta đánh mất giá trị bản thân mình
Khi làm việc, dù chỉ là một mắt xích, bạn vẫn tạo ra giá trị công việc. Các công ty cần vị trí tương tự sẽ tôn trọng người biết làm việc, nếu bạn có thể cho họ thấy bạn đã làm gì. Không có công ty cũ, bạn vẫn làm việc. Không còn công ty cũ, bạn vẫn kiếm sống ở công việc tại công ty mới. Bạn không trở thành con số 0 tròn trịa chỉ vì bạn xin nghỉ việc. Vì vậy, nếu bạn thấy công việc cũ không còn phù hợp, thì đã đến lúc bạn tìm nơi mới.
Khi coi công ty là gia đình, ta nhầm lẫn mái nhà và công việc
Rất nhiều sếp nói rằng vì công ty coi nhân viên là gia đình, nên nhân viên phải thức khuya, ở lại làm việc tới 12 giờ đêm (không có lương overtime), hoặc phải làm việc bất cứ lúc nào, dù họ gọi lúc khuya khi bạn đang bồng con gái đi ngủ.
Thực ra không phải vậy, bạn đi làm chứ không phải sống hay làm vợ/chồng cho công ty. Vì vậy, khi kết thúc giờ làm, bạn có quyền dành thời gian cho con cái, người thân, bạn bè hay chính bạn. Ban đầu ở tuổi 20, bạn có thể rất hạnh phúc sẵn sàng làm việc tới 1 giờ sáng với nhiệt tình "gia đình". Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra, bạn đánh mất thời gian để yêu thương người thân, chăm sóc bạn bè chỉ vì bạn gọi công ty là "gia đình" và gia đình thật thì không quan trọng bằng.
Khi coi công ty là gia đình, bạn không còn công tâm nữa
Như đã nói ở trên, khi xác tín rằng sếp như cha mẹ, anh em, ta thường có xu hướng chọn họ khi phải rơi vào cuộc đấu đá. Ta không công tâm chọn điều đúng phải làm, không thể hiện điều hợp lý sẽ có lợi cho công việc hay giá trị công ty, thay vì vậy, ta chọn bảo vệ "gia đình".
Ở đây, ngoài đánh mất sự công tâm, ta còn tự làm tổn thương chính mình nếu trong cuộc đấu đá, bỗng nhiên sếp/team đồng loạt đổi ý, đẩy ta khỏi công việc. Khi ấy, cảm giác bị phản bội "từ gia đình" sẽ tồi tệ hơn rất nhiều so với chỉ là việc bị đấu đá thông thường trong công việc.
Có thể coi công ty là một nơi làm việc lý tưởng một môi trường làm việc hòa hợp thoải mái khi đi làm. Dù rằng sếp vẫn là thầy, đồng nghiệp vẫn là bạn nhưng chắc chắn không phải gia đình. Khi có quyền lợi tốt hơn vẫn nên rời đi và tìm cho mình một con đường lý tưởng xứng đáng hơn cho bản thân mình.
-
Tổng hợp các lý do xin nghỉ việc phổ biến khiến người lao động quyết định rời bỏ công việc
Cập nhật 17 ngày trước -
Tổng hợp các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn xin việc và hướng dẫn trả lời
Cập nhật 2 tháng trước -
Legal assistant là gì? Vai trò của legal assistant trong công ty Luật hiện nay
Cập nhật 6 tháng trước -
Legal advisor là gì? Trở thành một Legal advisor trong doanh nghiệp cần những kỹ năng gì?
Cập nhật 7 tháng trước -
Những điều sinh viên luật năm cuối khi đi thực tập cần biết
Cập nhật 1 năm trước -
Năm 2023, ngay sau khi thay đổi tên thì công ty cần phải làm những việc gì?
Cập nhật 1 năm trước
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 4 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 14 giờ trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 15 giờ trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 1 ngày trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 2 ngày trước