Hợp đồng thực tập giữa thực tập sinh và doanh nghiệp được xem là hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi: Hợp đồng thực tập giữa thực tập sinh và doanh nghiệp được xem là hợp đồng lao động trong trường hợp nào? Thực tập sinh có quyền từ chối ký kết hợp đồng thực tập không? câu hỏi của anh H.Y.K (Hồ Chí Minh).

Hợp đồng thực tập giữa thực tập sinh và doanh nghiệp được xem là hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động, cụ thể như sau:

Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Theo đó, hợp đồng thực tập giữa thực tập sinh và doanh nghiệp được xem là hợp đồng lao động khi thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

(1) Có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và thực tập sinh về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

(2) Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Hợp đồng thực tập giữa thực tập sinh và doanh nghiệp được xem là hợp đồng lao động trong trường hợp nào?

Hợp đồng thực tập giữa thực tập sinh và doanh nghiệp được xem là hợp đồng lao động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có bắt buộc trả lương cho thực tập sinh không?

Tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 giải thích về tiền lương như sau:

Tiền lương

1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, hiện nay với đối tượng thực tập sinh chưa có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương cho thực tập sinh.

Dẫn chiếu đến điểm a khoản 1 Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục như sau:

Trách nhiệm của xã hội

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Như vậy, theo quy định này thì doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm tạo điều kiện cho người học được thực tập mà không bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương cho thực tập sinh.

Thực tập sinh có quyền từ chối ký hợp đồng thực tập không?

Căn cứ Điều 93 Luật Giáo dục 2019 quy định về trách nhiệm của xã hội trong lĩnh vực giáo dục như sau;

Trách nhiệm của xã hội

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:

a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;

b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;

c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;

d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tại quy định này có nêu một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp là hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học.

Theo đó, quy định này doanh nghiệp có trách nhiệm tạo điều kiện để sinh viên thực tập tại doanh nghiệp mà không có quy định về việc các bên buộc phải giao kết hợp đồng thực tập.

Như vậy, thực tập sinh có quyền từ chối ký hợp đồng thực tập để đảm bảo quyền lợi của bản thân

Phạm Thị Xuân Hương
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
3.598