Khó khăn nghề kế toán
Kế toán là ngành nghề chưa bao giờ hết “hot” và luôn được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Không thể phủ nhận tầm quan trọng và cần thiết bắt buộc của phòng ban kế toán trong công ty, doanh nghiệp. Dẫu biết ngành nghề nào cũng có khó khăn và rủi ro, người làm kế toán cũng không ngoại lệ. Nhân viên kế toán cũng đã gặp không ít khó khăn khi làm việc và để vượt qua được cần có rất nhiều nghị lực, kiến thức chuyên môn cũng như niềm yêu nghề.

>> Nhân viên kế toán là gì? Giải đáp thắc mắc về nghề Kế toán
Kế toán không chỉ xoay quanh sổ sách mà còn kiêm luôn nhiều vị trí khác
Ai cũng biết thu nhập của kế toán rất hấp dẫn nhất là càng nhiều kinh nghiệm, thâm niên càng cao thì đồng lương từ đó cũng tăng theo cấp số nhân. Làm kế toán không lo thất nghiệp vì doanh nghiệp, công ty nào mà không có bộ phận kế toán chưa kể công ty thì được mọc lên hằng hà sa số mỗi ngày nên yên tâm là rải đơn sẽ tìm được việc.
Nhưng công ty cũng có công ty này công ty kia, công ty lớn công ty nhỏ. Có những công ty tư nhân thuộc phạm trù công ty gia đình thì nhân viên kế toán không chỉ gói gọn làm việc của một kế toán. Quây quần với đống sổ sách là công việc chính nhưng công việc phụ làm kiêm luôn cả những việc khác như: hành chính, văn phòng, nhân sự nội bộ, tính lương, phát lương,… Công việc kế toán thì nhiều mà việc liên quan cũng không ít nhiều lúc muốn báo công ty rằng nên tính thêm cho bản thân cả lương HR, C&B thì mới xứng đáng với công sức bỏ ra.
Làm nghề kế toán khiến nhiều người bị bó buộc không có thời gian riêng
Rõ ràng kế toán là nghề khá ổn định và có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Công việc kế toán diễn ra tại văn phòng và lặp đi lặp lại, thời gian làm việc giờ hành chính.
Nhưng tất cả nó chỉ nằm trên lý thuyết. Đến mùa quyết toán, kiểm toán nhân viên kế toán thường vùi mình ở công ty, tăng ca tận tối muộn. Về đến nhà thì biến căn nhà trở thành văn phòng làm việc thứ 2 của mình. Không phải vì quá yêu nghề muốn sống cống hiến trọn vẹn với nghề mà do đặc tính nghề nghiệp, khối lượng công việc dày đặc nên nhân viên kế toán luôn tranh thủ giải quyết công việc. Vì lý do đó nên thường từ chối những cuộc vui nguyên nhân chỉ là bận làm việc.
Làm nghề kế toán như đang học luật văn bằng 2
Làm nghề kế toán phải thường xuyên theo dõi cập nhật sự thay đổi của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Các thông tư nghị định về luật kế toán thường xuyên thay đổi khiến các kế toán phải nắm bắt nhanh để áp dụng giải quyết xử lý công việc. Nhiều lúc cái cũ chưa cập nhật chưa làm thành thạo xong hết dã bị thay thế bởi luật mới vô hình chung khiến người làm nghề kế toán cảm thấy bản thân mình như đang học luật văn bằng 2.
Nghề kế toán : sai không sửa được mà phải trả giá bằng tiền, thậm chí là có thể đi tù
Kế toán là ngành nghề khá đau đầu, nó không đơn giản chỉ là những tờ hóa đơn mà còn có những sai sót liên quan đến vấn đề pháp luật vì thế khi làm việc đòi hỏi nhân viên kế toán phải vững kỹ năng chuyên môn, kiến thức để tránh sai sót tối đa nhất có thể.
Nghề kế toán sai không thể sửa được mà phải trả giá bằng các này hoặc cái khác. Có thể phạt tiền đền bù thiệt hại, hạ bậc lương, sa thải thậm chí còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu sự việc trở nên nghiêm trọng.
Bởi vậy mới nói nhân viên kế toán luôn lo lắng làm sao để hoàn thành việc tốt tránh sai sót.
Bất kỳ ngành nghề nào cũng tiềm ẩn không ít những rủi ro và khó khăn, tuy nhiên đối với người làm kế toán, khó khăn không chỉ gặp ở những người mới vào nghề mà kể cả những người đã làm việc lâu năm cũng dễ dàng mắc phải.
Nghề kế toán thường phải đối mặt với các rủi ro liên quan đến các vấn đề về tài chính. Khi quyết toán hay làm báo cáo, kế toán thường không tránh khỏi những sai lầm, cho dù chỉ là một lỗi nhỏ cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp. Kế toán viên hay thậm chí kế toán trưởng cũng có thể gánh trách nhiệm tài chính rất lớn
-
Công việc chính của một Kế toán ngân hàng
Cập nhật 1 năm trước -
Mô tả công việc chi tiết Kế toán dự án
Cập nhật 4 tháng trước -
Mô tả công việc Kế toán hóa đơn
Cập nhật 3 tháng trước -
Kế toán Kho là gì? Công việc của Kế toán kho
Cập nhật 2 năm trước -
Trợ lý kế toán là gì và bảng mô tả chi tiết vị trí công việc này
Cập nhật 3 tháng trước -
Thực tập sinh kế toán và bảng mô tả công việc chi tiết
Cập nhật 4 tháng trước
-
Doanh nghiệp sa thải người lao động làm lộ tiền lương thì có đúng với quy định pháp luật không?
Cập nhật 6 ngày trước -
VKSND Hà Nội tuyển dụng công chức năm 2023
Cập nhật 7 ngày trước -
Mức đóng lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú đối với cá nhân hiện nay là bao nhiêu? Được miễn lệ phí đăng ký thường trú, tạm trú trong trường hợp nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Để rút Bảo hiểm xã hội một lần năm 2023 cần đáp ứng những điều kiện gì? Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách tính trợ cấp thôi việc hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Trong trường hợp nào thi không được nhận trợ cấp thôi việc?
Cập nhật 5 ngày trước -
Khi nào thi cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân? Những đối tượng người lao động nào cần đóng thuế thu nhập cá nhân?
Cập nhật 4 ngày trước -
Bảo hiểm tiền gửi được hiểu như thế nào? Phí bảo hiểm tiền gửi sẽ được tính dựa trên những cơ sở nào?
Cập nhật 6 ngày trước
-
Kê khai thiếu hóa đơn đầu vào, xử lý thế nào?
Cập nhật 3 giờ trước -
Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên và hướng dẫn viết đơn xin thực tập
Cập nhật 3 giờ trước -
Bảng lương của công chức áp dụng từ ngày 1/7/2023
Cập nhật 18 giờ trước -
Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong năm 2023 thì người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 21 giờ trước -
Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?
Cập nhật 1 ngày trước -
Sơ yếu lý lịch viên chức là gì? Mẫu sơ yếu lý lịch viên chức hiện nay sẽ bao gồm những nội dung nào?
Cập nhật 1 ngày trước