Nghề Luật sư ở Việt Nam có dễ sống hay không?
Đã có rất nhiều bài viết ở nhiều trang khác nhau nói về con đường của một Cử nhân Luật trở thành Luật sư, có thể nói đó là một con đường đầy chông gai. Có nơi còn nói “Nghề Luật sư không phải là nghề dành cho người nghèo”. Ở đây chúng ta không đề cập đến con đường để trở thành Luật sư đó nữa, vì nó chông gai, khó khăn như thế nào nhiều người nói rồi, và chắc có lẽ các bạn cũng biết cả rồi. Trong khuôn khổ bài viết này, mình chỉ muốn đề cập đến chuyện nghề Luật sư có dễ sống hay không? Dễ sống ở đây được hiểu là sự phát triển của nghề, cơ hội của các Luật sư…
>> Trưởng phòng Pháp lý là gì?
Theo mục tiêu của Bộ tư Pháp trong công cuộc cải cách tư pháp, đến năm 2020 nước ta sẽ có khoảng 18.000 đến 20.000 Luật sư. Về cơ bản, tính đến thời điểm này thì mục tiêu này đã thất bại, hiện tại nước ta chỉ có khoảng giao động từ xấp xỉ khoảng 12.000 Luật sư.
Trong đó, theo nhiều số liệu thống kê thực tế hiện tại chỉ có khoảng 60% là đang hành nghề, và một tỉ lệ rất nhỏ trong đó khoảng 5% là sống khỏe với nghề Luật sư. Từ những con số trên, chúng ta dễ dàng có câu trả lời. Nghề Luật sư ở Việt Nam hoàn toàn không dễ sống tí nào, tỉ lệ sống khỏe quá ít, số người bỏ nghề rất nhiều. Năm 2019, riêng tại TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 300 Luật sư bị xóa tên khỏi Đoàn Luật sư vì không đóng Đoàn phí. Sau khi tìm hiểu ra thì những người này đã chuyển sang làm những ngành nghề khác để mưu sinh, không còn hoạt động trong nghề.
Vậy lý do nào khiến Nghề Luật sư ở Việt Nam “khó sống” đến vậy? Theo mình thì có một số lý do sau đây:
1. Xã hội chưa thượng tôn pháp luật
Điều này có vẻ rất sâu xa, nhưng đó là một lý do không hề nhỏ. Xã hội chưa thượng tôn pháp luật, người dân chưa có thói quen kiện tụng, chưa có thói quen mọi chuyện phải được giải quyết bằng pháp luật. Chính vì thế, thói quen nhờ đến Luật sư khi gặp các rắc rối pháp lý là không nhiều, dẫn đến cơ hội việc làm không cao.
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật chưa được lý tưởng hóa
Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự, một vụ án dân sự tối đa sẽ có 06 tháng để chuẩn bị cho việc xét xử. Tuy nhiên thực tiễn áp dụng pháp luật không hề như Luật định, có những vụ án được “ngâm” hồ sơ hàng chục năm, được các Tòa “đá trách nhiệm” qua lại khiến người dân gặp rất nhiều rắc rối như vụ tranh chấp tác quyền vụ kiện “Thần Đồng Đất Việt”.
Cũng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành, thì mọi hồ sơ khởi kiện đúng thẩm quyền thì Tòa phải tiến hành nhận hồ sơ và thông báo cho nguyên đơn về việc đóng tạm ứng án phí để tiến hành thụ lý vụ án. Tuy nhiên thực tế áp dụng pháp luật thì không như vậy.
Trên chỉ là 02 ví dụ cho việc thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng còn chưa được triệt để. Điều này vô tình dẫn đến những khó khăn cho người dân và người Luật sư. Một quy trình ngắn gọn, được áp dụng quy định triệt để thì sẽ có điều kiện tối đa cho các Luật sư hành nghề, năng suất lao động sẽ được nâng cao.
3. Do gánh nặng “Cơm áo gạo tiền”
Hầu hết những người khi cầm trên tay thẻ Luật sư do Liên đoàn Luật sư cấp đều rơi vào độ tuổi lập gia đình. Gánh nặng cơm áo gạo tiền đặt nặng lên vai họ trước hết. Trước khi nghĩ về ước mơ, hoài bão thì họ phải nghĩ đến mưu sinh cho gia đình trước tiên. Mà thực tế cho thấy, số Luật sư sống khỏe với nghề khi còn trẻ là không nhiều, cho nên có rất nhiều trường hợp “đứt gánh giữa đường” với nghề mặc dù năng lực, trình độ, khát khao họ có đủ cả.
-
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 9 ngày trước -
Thời gian đào tạo ngành luật là bao nhiêu năm?
Cập nhật 19 ngày trước -
Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư được thực hiện theo mấy bước? Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư là mẫu nào?
Cập nhật 16 ngày trước -
Luật sư tranh tụng là ai? Quyền và nghĩa vụ của luật sư tranh tụng
Cập nhật 23 ngày trước -
Luật sư sẽ phải đóng phí thành viên Liên đoàn Luật sư, Đoàn Luật sư lên đến 3 triệu đồng/năm kể từ ngày 01/01/2023?
Cập nhật 29 ngày trước
-
Bộ Công thương tuyển dụng công chức pháp chế năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Trình độ học vấn được hiểu như thế nào? Trình độ học vấn có phải là trình độ chuyên môn hay không?
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách viết kỹ năng trong CV xin việc
Cập nhật 2 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 5 ngày trước -
Thủ tục thành lập công ty luật năm 2023
Cập nhật 2 ngày trước -
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 2 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước
-
Cách phân biệt công ty luật và công ty thông thường
Cập nhật 14 giờ trước -
Để trở thành người tập sự trợ giúp pháp lý thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 20 giờ trước -
Văn phòng Chính phủ tuyển dụng công chức năm 2023 theo Nghị định 140/2017/NĐ-CP
Cập nhật 20 giờ trước -
Người bào chữa trong vụ án hình sự có bắt buộc phải là luật sư hay không?
Cập nhật 1 ngày trước -
Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 68 công chức năm 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật trở lên hay không theo quy định hiện nay?
Cập nhật 1 ngày trước