Open relationship và chuẩn mực pháp luật
Quá bất ngờ khi “Open relationship” trở thành từ khóa hot search tôi cũng lân la đi tìm hiểu thử và xem xét nó dưới góc độ pháp luật thông qua bài viết này
Open relationship dịch tiếng Việt sát nghĩa thì là Mối quan hệ mở thế nhưng theo nhưng khái niệm của người trong cuộc thì nó được gọi là mối quan hệ không độc quyền, không sở hữu. Có quan hệ mật thiết liên quan đến tình dục nhưng không là gì của nhau cả. Đến đây mọi người sẽ đoán là: “oày! Giống Friend with benefit (FWB) đúng chứ?”. Xin thưa: ý nghĩa đầy đủ của "open relationship" chính là: Bạn và người yêu (hoặc vợ chồng của mình) đồng ý cho phép đối phương có trải nghiệm tình dục (hoặc tình cảm) với người khác. Ở mức độ nào tuỳ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên, thì đó là "open relationship".
Open relationship không phải là khái niệm quá xa lại khi nó được các nhà làm phim khai thác triệt để, được Facebook công khai đưa vào trạng thái quan hệ vào năm 2009. Được giới trẻ phổ biến hóa thế nhưng nó cũng gây ra không ít tranh cãi.
Người ta cho rằng sự cứng nhắc trong quan hệ, hôn nhân khiến nhiều cặp đôi bất đồng nhu cầu tình cảm hoặc tình dục. Các cặp đôi nên thành thật với nhau cùng tìm cách để đáp ứng nhu cầu cho cả hai. Điều này giúp giảm thiểu bức bối cũng như nguy cơ ngoại tình. Thế nhưng trên thực tế thành công của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài việc xảy ra những hệ lụy xa xôi thì thứ xói mòn trước mắt chính là đạo đức.
Vậy Open relationship có bị rào cản về mặt pháp luật không?
Câu trả lời là không. Việc yêu đương, quan hệ là quyền cá nhân của mỗi luật. Pháp luật chỉ có chế tài với những người vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Còn mối quan hệ Open relationship thuộc ngoài phạm vi điều chỉnh khi nó xuất phát từ ý chí cá nhân, từ sự thỏa thuận, tự nguyện. Nhưng chắc chắn mọi người đã nghe đến chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội có tác động qua lại với nhau. Một hành vi pháp luật không cấm không có nghĩa là nó hợp đạo đức nếu xét trong trường hợp trên.
Tóm lại, Open relationship hiện nay pháp luật không cấm, nhưng đạo đức xã hội thì tùy nơi bạn sinh sống, tùy văn hóa và tập quán, đặc điểm địa lý tại khu vực đó sẽ có những sự điều chỉnh khác nhau. Tại Việt Nam, theo quan điểm của tôi là “open relationship” là một hành vi không được xã hội chấp nhận. Ý kiến của các bạn thế nào, xin thử cmt bên dưới để chúng ta cùng bàn luận nhé
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 20 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 20 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước