Quy trình đăng ký quyền tác giả

Đối với người làm nghệ thuật sáng tạo thì quyền tác giả thật sự rất quan trọng để bảo vệ tác phẩm của mình. Vậy quy trình đăng ký quyền tác giả như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết ngày hôm nay.

Quyền tác giả là gì

  • Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Đăng ký bản quyền tác giả là gì?

  • Đăng ký bản quyền tác giả hay còn được gọi với cái tên thông dụng khác đó chính là bảo hộ quyền tác giả.
  • Đây là quyền cho người sáng tạo ra một tác phẩm để ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép của các cá nhân, tổ chức: sao chép, ăn trộm hay lạm dụng tác phẩm của người khác.
  • Để có thể tạo ra một tác phẩm cần phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, thời gian và cả tài chính.

Vì thế việc đăng ký bản quyền tác giả là việc vô cùng quan trọng và nên làm khi sáng tạo ra một tác phẩm có giá trị, giúp tác phẩm được công nhận, trao phần thưởng xứng đáng và động viên tinh thần cho thành quả đóng góp của tác giả.

Quy trình đăng ký quyền tác giả

Lợi ích từ việc đăng ký bản quyền tác giả

Đăng ký bản quyền tác giả là một thủ tục không bắt buộc, nhưng để bảo vệ tác phẩm khi có tranh chấp xảy ra thì nó lại đóng vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng với những lợi ích như sau:

  • Việc đăng ký giúp tác giả dễ dàng khai thác các quyền nhân thân, tài sản và chủ sở hữu đã được pháp luật ghi nhận.
  • Chứng minh được tính hợp pháp khi xảy ra tranh chấp đối với tác phẩm, từ đó các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính với các hành vi xâm phạm bản quyền.
  • Giúp tác phẩm của tác giả, chủ sở hữu được bảo vệ quyền lợi theo điều ước của quốc tế có nghĩa là sản phẩm của bạn sẽ được bảo hộ trên toàn thế giới.

Cơ sở pháp lý thực hiện đăng ký bản quyền tác giả

Để có đủ điều kiện để đăng ký bản quyền tác giả chúng ta cần căn cứ trên các cơ sở pháp lý sau:

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009

- Chủ thể có quyền được đăng ký quyền tác giả

Căn cứ theo Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005, tác giả, chủ sở hữu có quyền được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm vả chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Thời gian đăng ký bản quyền tác giả

Khi một tác giả sáng tạo ra tác phẩm, sẽ phát sinh việc bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản.

Thời hạn đăng ký bản quyền tác giả được quy định như sau:

- Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ được bảo hộ vô thời hạn.

- Quyền tài sản quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ có thời hạn bảo hộ như sau:

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
  • Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
  • Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Cách thức đăng ký quyền tác giả

Có 2 cách để tiến hành đăng ký quyền tác giả:

Cách thứ nhất: Nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền tác giả 

Địa chỉ: Số 33 Ngõ 294, 2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024 3823 4304

Hoặc: Văn phòng đại diện Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3930 8086

Cách thứ hai: Soạn hồ sơ và gửi qua đường bưu điện tới các địa chỉ trên.

Lưu ý: Từ năm 2021 tất cả hồ sơ đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả đều phải tiến hành nộp online trước khi nộp hồ sơ bản cứng. Theo đó người nộp hồ sơ phải tạo tài khoản tại cổng thông tin và nộp hồ sơ. Đây là điểm mới so với việc nộp hồ sơ các năm trước đó.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.410