Thanh niên ra đường mua đồ ăn bị phạt 1 triệu đồng đúng hay sai?
Hôm nay là ngày thứ 5 TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 theo thống kê thì số lượng xử lý người dân vi phạm chỉ thị trong 5 ngày tăng đáng kể tuy nhiên trong quá trình xử lý cũng có nhiều vấn đề gây tranh cãi nhất là trường hợp anh thanh niên ra ngoài rút tiền đi siêu thị mua thức ăn bị phạt 1 triệu đồng vì lý do không chính đáng. Vậy xử lý vi phạm như thế có đúng luật?
Tóm tắt sự việc
- Anh Vũ Minh Nhật đi từ nhà (địa chỉ số 7M đường số 14, phường 3, quận Bình Thạnh) đến trụ ATM của Sacombank trên đường Phan Xích Long (phường 7, quận Phú Nhuận) để rút tiền đi mua thực phẩm thì bị chốt chặn. Anh đã giải thích mình đi rút tiền mua thực phẩm nhưng vẫn bị lập biên bản phạt 1 triệu đồng lỗi ra đường không có lý do chính đáng.
- Anh Nhật cho biết thêm khi bị lập biên bản, anh đi bộ tới ATM rút 2 triệu (trong thẻ chỉ còn hơn 2 triệu) đóng phạt tại chốt 1 triệu rồi đi về mà không nhận được biên lai phạt.
Vậy quy định xử phạt như vậy đúng hay sai? Theo như Bà Hải Đăng - Chủ tịch UBND phường 7 quận Phú Nhuận trả lời thì từ phường 3 quận Bình Thạnh sang phường 7 Phú Nhuận để mua thực phẩm là không chính đáng, thực tế, thiết yếu.
Bà cho rằng các siêu thị đều cho phép thanh toán qua thẻ ngân hàng mà không cần rút tiền mặt.
Nhìn nhận sự việc ra sao?
Để nhìn nhận sự việc khách quan Ad đã chụp lại quãng đường từ nhà anh Nhật đến trụ sở cây ATM. Quãng đường chỉ vỏn vẹn 600m đi xe máy trong vòng 2p đồng hồ. Ngay cả Coopmart Rạch Miễu anh dự định mua đồ cũng nằm trong khu vực đó.
Theo nội dung trong chỉ thị 16 thì người dân có quyền ra đường mua lương thực, thuốc men,...
Về vấn đề sử dụng tiền mặt hay thẻ để mua thực phẩm thì anh có quyền rút tiền để sử dụng cho nhu cầu cá nhân như đổ xăng, thuốc men vì không phải nơi nào cũng thực hiện thanh toán thẻ.
Thêm vào đó pháp luật cũng không quy định người dân chỉ được sử dụng thẻ thanh toán không được dùng tiền mặt nên nhu cầu rút tiền của anh được xem xét là hợp lý.
Việc áp dụng chỉ thị 16 và chấp hành là điều hoàn toàn cần thiết tuy nhiên cơ quan chức năng cũng cần phải nắm rõ tinh thần chủ đạo của chỉ thị trong quá trình xử lý tránh những trường hợp bức xúc không đáng có trong dư luận.
-
Danh sách Văn phòng thừa phát lại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Cập nhật 7 tháng trước -
Cụ thể các hoạt động được mở/ đóng tại TP.HCM từ ngày 1/10
Cập nhật 10 tháng trước -
TPHCM: Trong tháng 10 cơ quan chỉ được 1/2 nhân sự đi làm
Cập nhật 11 tháng trước -
Thẻ xanh, thẻ vàng Covid không phải là tấm thẻ màu xanh màu vàng
Cập nhật 11 tháng trước -
“Thẻ xanh COVID-19” được cấp cho ai và được làm gì?
Cập nhật 11 tháng trước -
Trải nghiệm bị chặn chốt trong những ngày TPHCM thực hiện chỉ thị 16
Cập nhật 1 năm trước
-
Mức lương của sinh viên Luật mới ra trường là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Pháp chế ngân hàng làm những việc gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công việc của Công chứng viên là gì? Có thể làm việc ở đâu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Nhân viên pháp chế và bộ kỹ năng quan trọng cần có
Cập nhật 5 ngày trước -
Con đường trở thành Chuyên viên pháp lý
Cập nhật 5 ngày trước -
Đặc điểm sinh viên Luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Con đường trở thành Tiến sĩ
Cập nhật 5 ngày trước
-
Điểm chuẩn ngành Luật của các trường đại học năm 2022 là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Lương gross và lương net là gì? Chuyển lương gross sang net ra sao?
Cập nhật 12 ngày trước -
Năm 2022, Lễ Quốc khánh Việt Nam 2/9 được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 12 ngày trước -
Điều kiện để Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước?
Cập nhật 12 ngày trước -
Điểm chuẩn ngành luật 2022 của các trường đại học (Cập nhật liên tục, đầy đủ nhất)
Cập nhật 19 ngày trước -
Kỹ năng thuyết trình trong ngành luật, cần lưu ý gì?
Cập nhật 16 ngày trước