Trách nhiệm pháp lý là gì? Phân loại trách nhiệm pháp lý

(có 2 đánh giá)

Trong quan hệ pháp luật chúng ta thường hay nghe nhắc nhiều đến cụm từ “trách nhiệm pháp lý” nhưng có nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về trách nhiệm pháp lý là gì và cách phân loại như thế nào.

>> 10 trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý là gì? Phân loại trách nhiệm pháp lý

Mỗi công dân đều có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm khác nhau theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm pháp lý là một trong những loại trách nhiệm mà công dân phải thực hiện.

Trách nhiệm pháp lý là gì?

Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ cũng như là hậu quả bất lợi mà người, tổ chức, các nhân vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.

Khác với các loại hình trách nhiệm khác, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với sự cưỡng chế nhà nước, với việc áp dụng chế tài do pháp luật quy định. Thông thường đó là mệnh lệnh, quy định của cơ quan có thẩm quyền pháp luật mà cá nhân hay tổ chức vi phạm cần thực hiện.

Phân loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý được phân loại theo mức độ vi phạm

Trách nhiệm hình sự

Đây là loại trách nhiệm mà người vi phạm phải thực hiện trách nhiệm pháp lý đó là chịu xử phạt theo quy định của pháp luật. Được đánh giá là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất do toà án áp dụng đối với người phạm tội. Trách nhiệm hình sự gồm có: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.

Ngoài các hình phạt trên còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân, tước danh hiệu quân nhân, tịch thu tài sẵn; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính;

Trách nhiệm dân sự

Là trách nhiệm mà người vi phạm phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế và phải bồi thường thiệt hại. Là loại trách nhiệm pháp lí do toà án áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự: xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, hay quyền và lợi ích của người bị hại. Hình thức xử phạt trách nhiệm dân sự chia thành nhiều cấp độ khác nhau bao gồm buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bổi thường thiệt hại, phạt vi phạm;

Trách nhiệm pháp lý hành chính

Là loại trách nhiệm pháp lí do các cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lí hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc...;

Trách nhiệm pháp lý kỉ luật

là loại trách nhiệm do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức mình khi họ vi phạm kỉ luật lao động (Xi. Trách nhiệm hình sự, Trách nhiệm dân sự, Trách nhiệm hành chính; Trách nhiệm kỉ luật).

Trách nhiệm vật chất

Trách nhiệm vật chất có thể hiểu theo nghĩa rộng lớn, là loại trách nhiệm phải thực hiện bằng tài sản của người vi phạm. Theo nghĩa này, trách nhiệm dân sự và một phần nội dung của trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính cũng được hiểu là trách nhiệm vật chất.

(có 2 đánh giá)
Theo Quỳnh Ny
5.984