10 trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý

(có 4 đánh giá)

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Thế nhưng không phải hành vi vi phạm pháp luật nào cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý. Dưới đây là 10 trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý.

>> Xài tiền người khác chuyển nhầm vào tài khoản có vi phạm pháp luật?

>> Trách nhiệm pháp lý là gì? Phân loại trách nhiệm pháp lý

>> Ghét người khác như thế nào để không vi phạm pháp luật

10 trường hợp vi phạm pháp luật nhưng không phải chịu trách nhiệm pháp lý

Hình từ Internet

Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự

Căn cứ: Điều 21 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự".

Trường hợp 2: Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý

Là những người dưới 14 tuổi. Theo đó tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Và người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội được quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ luật hình sự 2015.

Trường hợp 3: Miễn trách nhiệm pháp lý

Căn cứ: điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 29 Bộ luật hình sự 2015, được bổ sung bởi Điểm a Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự như sau:

"c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự"

Trường hợp 4: Hết thời hiệu truy cứu TNHS

Theo Điều 27 Bộ luật hình sự 2015Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp 5: Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ

Căn cứ: Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau: "Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự"

Trường hợp 6: Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Trường hợp 7: Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết

(Căn cứ Điều 23 Bộ luật hình sự 2015)

- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

- Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 8: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

(Căn cứ Điều 24 Bộ luật hình sự 2015)

- Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

- Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 9: Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

(Căn cứ Điều 25 Bộ luật hình sự 2015)

- Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

- Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 10: Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

(Căn cứ Điều 26 Bộ luật hình sự 2015)

- Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

- Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Trường hợp này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 421 vềTội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược)

- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 422 về Tội chống loài người)

- Phạm tội trong trường hợp do bị ép buộc hoặc do thi hành mệnh lệnh của cấp trên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm (khoản 2 Điều 423 về tội phạm chiến tranh)

Theo đó, những người vi phạm bị cơ quan điều tra phát hiện có những hành vi vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng đến xã hội hay một đối tượng cụ thể thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lý nêu trên. Trừ 10 trường hợp nêu trên. Do đó, theo quan điểm của mình không hẳn mọi trường hợp vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật.

Căn cứ pháp lý trong bài viết

 - Bộ luật hình sự 2015

Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm hoặc có nhu cầu tuyển dụng nhân sự thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn nhé!

Nhân Lực Ngành Luật

(có 4 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
16.826 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý
Click vào đây để xem danh sách Việc làm Chuyên viên pháp lý hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm Chuyên viên pháp lý