Từ chuyện Alec Baldwin vô tình bắn chết người trên phim trường đến quy định pháp luật Việt Nam

Cả Hollywood đang bàng hoàng vì tin nóng về vụ nam diễn viên kiêm nhà sản xuất đình đám Alec Baldwin bắn chết Giám đốc hình ảnh Halyna Hutchins (42 tuổi) và làm đạo diễn Joel Souza (48 tuổi) bị thương tại phim trường Rust vào ngày 21/10/2021 (giờ Mỹ).

Đây là tai nạn xảy ra do sự cố với chiếc súng đạo cụ, 2 nạn nhân đều được đưa đi cấp cứu khẩn nhưng 1 trong đó đã không thể qua khỏi.

Theo tờ Independent và Variety, Alec Baldwin đã bị điều tra khẩn ngay sau vụ việc thương tâm.

Alec Baldwin bắn chết Giám đốc hình ảnh Halyna Hutchins

Có thể nói nghiệp diễn không hề nhàn, diễn viên thì vẫn luôn gặp rủi ro cao, đặc biệt là khi thực hiện các cảnh quay hành động nguy hiểm. Về sự việc trên chúng ta cũng chưa biết pháp luật Mỹ quy định như thế nào cho đến khi có thông báo từ cơ quan điều tra nhưng từ câu chuyện này ta thử đặt giả định vụ việc làm chết người xảy ra ở Việt Nam thì pháp luật nước ta sẽ xử lý thế nào.

Chúng ta dùng ngôn ngữ hằng ngày để bình luận sự việc trên là điều này không ai muốn. Có thể nói một hành động hi hữu xảy ra mà hậu quả để lại nghiêm trọng là chết người thì dù muốn hay không công tác điều tra vẫn phải diễn ra. Trước khi đi đến kết luận cụ thể ta có thể đánh giá đây là hành vi vô ý làm chết người mà theo pháp luật Việt Nam thì còn có thể cấu thành Tội vô ý làm chết người.

Trước hết chúng ta cần phân tích về tội vô ý làm chết người. Theo đó, Vô ý làm chết người là hành vi của một người không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hoặc người phạm tội thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Quay trở lại thực tế, công tác chuẩn bị đạo cụ thuộc trách nhiệm ekip của đoàn làm phim nên có thể xét sâu xa thì người chuẩn bị đạo cụ không thể không chịu trách nhiệm trong trường hợp này như là cố tình hay vô tình không khuyến cáo diễn viên, hướng dẫn diễn viên cách sử dụng súng đạo cụ vì suy cho cùng việc dùng súng đạo cụ vẫn có thể có rủi ro nếu bên trong súng có đạn và viên đạn sẽ gây ra lực sát thương nhất định trong phạm vi cụ thể thì vẫn có thể làm chết người. Điều này có lẽ diễn viên không thấy trước được hậu quả hoặc có thấy trước thì cũng tin là hậu quả đó không xảy ra nên mới gây chết người.

Ngoài ra khi điều tra thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ xoáy sâu và điều tra xem người thực hiện hành vi dùng súng bắn gây chết người này dưới hình thức lỗi do vô ý như thế nào? Ví dụ người diễn viên có bỏ qua khuyến cáo của các đạo diễn hay ekip về súng đạo cụ hay cách sử dụng hay không, có ai chịu trách nhiệm về viên đạn trong súng, họ có biết trong súng có đạn hay không,... và nhiều vấn đề khác nữa.

Về tội Vô ý làm chết người được quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự 2015 (đã được sửa đồi bổ sung). Ở Việt Nam nếu bị truy cứu và bị tuyên án với tội danh Vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nếu là tội danh Vô ý làm chết từ 2 người trở lên thì mức phạt tù cao nhất là 12 năm tù.

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.462