06 mức xử phạt vi phạm giao thông mới từ năm 2022

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 123/2021/NĐ-CP để sửa đổi, bổ sung bãi bỏ một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Theo đó, Nghị định 123 có hiệu lực ngay từ 1/1/2022 sẽ tăng nặng mức xử phạt với nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

>> CSGT được tạm giữ giấy phép lái xe của người vi phạm khi nào?

>> Tra cứu xử phạt giao thông bằng giọng nói

06 mức xử phạt vi phạm giao thông mới từ năm 2022

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị phạt tiền gấp đôi

Cụ thể, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng gồm:

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

So với quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên đường chỉ bị phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 đồng. Như vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng là tăng gấp đôi so với quy định trước.

Tăng mức xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

Cụ thể:

Tăng mức phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không có giấy phép lái xe, hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp), nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia;

Sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe).

So với quy định trước thì mức xử phạt đối với các hành vi này là từ 800.000 đồng đến 1.200.000 triệu đồng.

Phạt tiền từ 2-4 triệu đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự ô tô. Quy định cũ quy định phạt tiền từ 1.200.000 - 3.000.000 đồng

Phạt tiền từ 4-5 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm tại khoản 7 điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Quy định cũ quy định phạt tiền từ 3-4 triệu đồng.

Tăng mức phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi: Có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng, quy định cũ là 6 tháng; có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia; sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe).

Tăng mức phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi: Có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 3 tháng (quy định cũ 6 tháng); có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo giấy phép lái xe quốc gia; sử dụng giấy phép lái xe không hợp lệ (giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý giấy phép lái xe).

Phạt nặng hành vi chở quá khách, qua trạm trốn phí mức phạt tối đa lên đến 150 triệu đồng

Nghị định 123 quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 75 triệu đồng đối với chủ phương tiện là cá nhân. Trước đây tại khoản 6 điều 30 nghị định 100 thì quy định với hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 và mức phạt tối đa không vượt quá 40 triệu đồng

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 150 triệu đồng đối với chủ phương tiện là tổ chức giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt cũ của hành vi này là tối đa không vượt quá 80.000.000 triệu đồng)

Đồng thời, Nghị định 123 cũng quy định phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển phương tiện, chủ phương tiện trốn tránh, không trả tiền dịch vụ sử dụng đường bộ khi phương tiện tham gia giao thông qua các trạm thu phí.

Đón, trả khách trên cao tốc bị phạt đến 12 triệu đồng

Nghị định 123 đã bổ sung khoản 7a vào sau khoản 7 Điều 23 xử phạt người điều khiển ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự ô tô chở khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau: Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đón, trả khách trên đường cao tốc.

So với trước đây thì hành vi đón trả khách trên đường cao tốc bị phạt từ 5-7 triệu đồng. Quy định tại khoản 7 điều 23 Nghị định 100.

Tăng mức xử phạt nhận, trả hàng hóa trên cao tốc

Cũng giống như quy định tăng mức xử phạt về hành vi đón trả khách trên cao tốc thì nghị định 123 quy định phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng đối với người điều khiển điều khiển ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự ô tô thực hiện hành vi nhận, trả hàng trên đường cao tốc. Trước đây. Quy định cũ quy định hành vi này thì sẽ bị phạt tiền từ 5-7 triệu đồng.

Hành vi che biển số xe bị phạt tới 6 triệu

Nghị định 123 tăng số tiền phạt đối với hành vi che biển số. Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với hành vi vi phạm điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

Trước đây, tại Nghị định 100/2019/NĐ–CP, hành vi che lấp một phần hoặc toàn bộ biển số ô tô (kể cả rơ moóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo theo) sẽ bị xử phạt từ 800.000 đến 1 triệu đồng.

Trên đây là những mức phạt tăng nặng được quy định trong Nghị định 123 vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Nghị định 100/2019/NĐ–CP

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Nhân Lực Ngành Luật

Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.571