Con đường từ Cử nhân Luật trở thành Thẩm phán
Làm Thẩm phán là ước mơ của nhiều thế hệ sinh viên Luật. Có nhiều lý do để sinh viên Luật ước mơ và đặt mục tiêu trở thành Thẩm phán, nhưng lý do lớn và chung nhất có lẽ là góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ công bình cho xã hội.

>> Cử nhân luật có thể làm Kiểm toán viên nhà nước được không?
>> Cử nhân luật cần làm gì để trở thành Thư ký Tòa án?
Vậy Thẩm phán là gì?
Thẩm phán là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có vai trò xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án Nhân dân.
Điều kiện để trở thành Thẩm phán như thế nào?
Theo quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức TAND 2014 thì tiêu chuẩn để trở thành Thẩm phán bao gồm:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Con đường trở thành một Thẩm phán là gì?
1. Được bổ nhiệm vào vị trí Thư ký Tòa án
Điều kiện tiên quyết là ít nhất phải có trình độ Cử nhân Luật, có nghĩa là bạn phải tốt nghiệp Đại học ngành Luật, ưu tiên trình độ Cử nhân Luật đào tạo hệ Chính quy.
Theo quy định của Luật, điều kiện “Có thời gian công tác thực tiễn về pháp Luật” không giới hạn việc công tác trong lĩnh vực nào, có thể là trong ngành Kiểm sát, làm Luật sư, hay các công tác khác liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên thực tế cho thấy, để trở thành Thẩm phán, điều kiện này được hiểu rằng phải có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Thư ký Tòa án. Dễ hiểu rằng, với vị trí Thư ký Tòa án, Cử nhân Luật sẽ có được kinh nghiệm thực tiễn trong nghề Thẩm phán qua công việc hằng ngày.
Để làm viêc với vị trí Thư ký Tòa án, Cử nhân Luật sẽ phải đợi các đợt tuyển dụng Công chức Tòa án ở các địa phương. Nộp hồ sơ thi tuyển và đợi bổ nhiệm vào vị trí Thư ký Tòa án.
Hình từ Internet
2. Hoàn thành khóa đào tạo Nghiệp vụ xét xử
Theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-TANDTC, để được cử đi học nghiệp vụ xét xử, Thư ký Tòa án phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 04 năm trở lên.
- Có trình độ cử nhân Luật hệ chính quy (đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, huyện biên giới, hải đảo thì Thủ trưởng đơn vị căn cứ điều kiện cụ thể báo cáo Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định).
- Thời gian công tác còn lại ít nhất 7 năm tính từ ngày được cử đi học.
- Có ít nhất 3 năm liền kề năm được cử đi học hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.
- Đảm bảo các yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn và là nguồn để dự thi tuyển chọn Thẩm phán.
3. Vượt qua kì thi tuyển chọn Thẩm phán Sơ cấp
Sau khi hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, bạn phải vượt qua kì thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp theo quy định tại Thông tư 02/2016/TT-TANDTC.
4. Được bổ nhiệm trở thành Thẩm phán
Sau khi vượt qua kì thi, bạn phải đợi để được bổ nhiệm đúng theo quy định tại Điều 68 Luật Tổ chức TAND 2014.
Như vậy, qua những thử thách kể trên, có thể thấy con đường để trở thành một thẩm phán thật sự rất gian nan và trải qua nhiều thử thách. Chúng ta cần mất ít nhất 04 năm ở trường Luật, 04 năm ở vị trí Thư ký và nhiều điều kiện khắt khe khác mà chúng ta phải chinh phục trong quá trình làm việc ở vị trí Thư ký Tòa.
-
Các lợi ích đối với sinh viên Luật khi tham gia cuộc thi Moot
Cập nhật 29 ngày trước -
Học ngành luật có tương lai không?
Cập nhật 6 tháng trước -
Học thạc sĩ luật ở đâu? Chi phí học thạc sĩ năm 2022
Cập nhật 6 tháng trước -
Có nên học luật không?
Cập nhật 5 tháng trước -
Ngành Luật là gì? Khó khăn khi học luật và cơ hội nghề nghiệp
Cập nhật 6 tháng trước -
Sinh viên đi thuê trọ: Cần lưu ý những điều này!
Cập nhật 7 tháng trước
-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 1 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 8 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 8 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước