Hiểu ngành luật để định hướng nghề nghiệp phù hợp

(có 12 đánh giá)

Chuyện chọn ngành chọn trường học đại học luôn là vấn đề sốt dẻo mà phụ huynh và học sinh quan tâm. Nhân cơ hội này mình sẽ chia sẻ một chút hiểu biết về một trong những ngành học đang rất hot hiện nay đó là ngành luật để mọi người hiểu hơn từ đó định hướng chọn ngành học phù hợp.

>> Sinh viên luật học và làm gì ở các nhóm ngành Luật?

>> Ngành Luật hiện nay có đang “thừa” nhân sự, sinh viên tốt nghiệp ra trường khó tìm việc?

>> Tuyển sinh 2021 và những thông tin cần biết về Ngành Luật

Định hướng nghề nghiệp ngành luật

Giải mã bản thân

Hiện nay đang có rất nhiều ngành nghề và cơ hội cho các bạn tự lựa chọn nên cần phải dựa vào nhiều yếu tố để xác định mong muốn và định hướng nghề nghiệp của bản thân. Trước hết phải tự trả lời câu hỏi: “Bạn muốn gì? Thích gì? Giỏi gì? Năng lực ra sao?” Hình dung xem bản thân là người như thế nào trong tương lai. Trả lời được hàng loạt câu hỏi đó thì 70% xác định được ngành nghề mình muốn học. Lấy ví dụ là bản thân năm đó, nhận thấy mình là đứa có khả năng viết khá tốt, có một ít tố chất về lập luận tư duy, người hòa đồng thích hoạt ngôn lại hay nghiên cứu pháp luật mê xem thời sự nên mình dễ dàng chọn ngành luật để theo học và xem đó là bến đỗ tương lai.

Vậy ngành Luật là gì? Thi gì để học Luật

“Ngành Luật” là một thuật ngữ mang tính khái quát rộng. Đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật. Bao gồm các quy định pháp luật điều chỉnh một số loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Học ngành luật, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về pháp luật. Tùy thuộc vào mỗi chuyên ngành mà bạn sẽ được trang bị kiến thức khác nhau.

Hiện nay có khá nhiều trường trên cả nước đào tạo ngành Luật điểm chuẩn giao động từ 18 – 27 điểm tùy theo khối thi và xét thi kết quả kỳ thi THPT Quốc gia. Các trường đào tạo Luật uy tín hàng đầu cả nước như : Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật TPHCM, Khoa Luật – Đại học QG Hà Nội,  Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Luật Huế, Đại học Luật Vinh ngoài ra còn có các trường đào tạo Luật khác phân chia theo từng khu vực để phụ huynh và sinh viên tham khảo chọn lựa. Hầu hết các bạn quan tâm đến ngành Luật thì đều đưa ra câu hỏi: “ Ngành luật xét tuyển những tổ hợp môn nào, các môn trong tổ hợp đó là gì?” Câu trả lời là: ngành luật xét tuyển những tổ hợp môn khá đa dạng và phong phú tùy vào yêu cầu của từng trường đại học tuy nhiên các khối thi chủ yếu mà hầu hết các trường trên địa bàn cả nước chọn để xét tuyển ngành luật gồm có: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Toán, Văn, Anh). Ngoài ra, một số trường đại học còn xét tuyển học bạ để tuyển sinh đầu vào hơn nữa còn thực hiện những phương thức tuyển sinh riêng của từng trường.

Sinh viên Luật được học gì?

Đọc câu hỏi này hẳn nhiều bạn sẽ cảm thấy ngớ ngẩn, sinh viên luật thì chắc chắn phải học kiến thức liên quan đến Luật. Câu trả lời này đúng nhưng chưa đủ, sinh viên luật sẽ được học các kiến thức về chuyên ngành tuy nhiên trước đó bạn sẽ được học đại cương để làm quen, học sơ lược về bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật (Hiến pháp, Pháp luật nhà nước Việt Nam) rồi đến các kiến thức mà chỉ sinh viên luật mới được trang bị: Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Kinh tế,… Ngành nghề nào cũng đều có đặc điểm riêng và với ngành luật cũng vậy ngoài những kiến thức cần thiết sinh viên luật cần trang bị những kỹ năng mềm để có thể bắt kịp và hòa nhập với các môn học. Học luật không chỉ đơn giản là học thuộc không phải đơn giản là viết giỏi những bạn đang là sinh viên luật sẽ ít nhất một lần hiểu cảm giác có điều luật đọc cả ngày trời cũng không hiểu được sâu vấn đề cốt lõi, có những điều luật rõ ràng các con chữ là cố định nhưng cách hiểu của mỗi cá nhân các tranh luận trong các con chữ đó là vô định và không hồi kết. Đã quyết tâm theo học ngành này thì yêu cầu bạn phải tư duy nhiều, có kỹ năng phân tích, lập luận phản biện. Tự trau dồi kiến thức để có thể đánh giá đúng các vấn đề pháp lý dựa trên vấn đề đã học.

Học ngành Luật - chỉ làm Luật sư?

Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng của những ai không hiểu biết về ngành học này. Luật sư chỉ là một trong số các nghề mà sinh viên luật có thể lựa chọn theo đuổi bên cạnh rất nhiều nghề luật khác. Vậy câu hỏi đặt ra nghề luật là gì? “Nghề luật” dùng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chứng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước v.v…

 Có rất nhiều người băn khoăn về vấn đề học luật khó xin việc, tỉ lệ sinh viên luật thất nghiệp cao tuy nhiên tôi xin khẳng định học luật là một lựa chọn thông minh và sáng suốt vì cơ hội việc làm dành cho sinh viên luật cực nhiều. Đơn cử chứng minh sau khi có bằng cử nhân luật các bạn có thể học thêm các lớp đào tạo để trở thành Luật sư, Công chứng viên. Cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước ở các vị trí : Chấp hành viên, Thẩm phán, Thư ký tòa án, điều tra viên, kiểm sát viên. Xã hội ngày càng phát triển, doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và mọi hoạt động của doanh nghiệp đều chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật. Nói đến đây chính là để nhấn mạng vai trò của bộ phận pháp chế trong các doanh nghiệp cũng có nghĩa là cơ hội việc làm của cử nhân luật càng rộng mở ở các vị trí như: chuyên viên pháp lý, cố vấn pháp lý, cán bộ nghiên cứu pháp luật hỗ trợ doanh nghiệp. Ngoài ra,doanh nghiệp lớn nhỏ cũng luôn tuyển các ứng viên có bằng cử nhân luật vào các phòng ban hành chính nhân sự (HR), nhân viên tính lương (C&B). Đặc biệt, nếu giỏi chuyên môn và có khả năng sư phạm các cử nhân luật cũng có cơ hội trở thành giảng viên luật tại các trường đại học.

Tính chất của dân học luật ra làm nghề là kinh nghiệm, có thể bạn xuất phát điểm chậm hơn người khác lương khởi điểm không cao bằng các ngành khác khi mới ra trường tuy nhiên dựa vào khả năng và số năm kinh nghiệm sẽ đánh giá kĩ năng của người làm luật và xác định vị trí xã hội của bản thân đã miệt mài theo đuổi công việc đầy sức nặng và khó nhằn này. Tin tôi đi, nếu bạn đủ đam mê và cố gắng nghề luật không chỉ đơn giản mang lại cho bạn những đồng lương bạn cần mà nó còn nhiều hơn những gì bạn tưởng từ cách sống, kiến thức, mối quan hệ xã hội xung quanh.

Lời cuối

Trên đây là những chia sẻ tổng quan xoay quanh về ngành luật mong rằng bài viết có giá trị giúp các bạn có cái nhìn khái quát từ đó xác định cho mình con đường đúng đắn trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.

Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!

Việc làm ngành Luật

(có 12 đánh giá)
Quỳnh Ny
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
7.318 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật
Click vào đây để xem danh sách Việc làm ngành Luật hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm ngành Luật