"Rì viu sương sương" ngành Luật trường ĐH Tôn Đức Thắng
Gửi những bạn Tân sinh viên tương lai vừa hoàn thành xong kỳ thi THPT Quốc gia, thời điểm này có lẽ là khoảng thời gian hồi hộp nhất vì phải đợi kết quả và chọn lựa trường học mà mình mong muốn. Với tư cách là người từng trải cũng loay hoay vô định trong vòng luẩn quẩn chuyện chọn trường chọn ngành ngày ngày lên mạng xem hết các bài “review” về ngành học ở ngôi trường mong ước mà vẫn chưa hiểu rõ hết nên hôm nay mình viết bài này gửi đến các bạn 2001 có ý định chọn Khoa Luật – Trường đại học Tôn Đức Thắng là bến đỗ dừng chân trong 4 năm tới dưới góc nhìn khách quan nhất của một cựu sinh viên.
- “VÒNG QUANH” KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
- THI GÌ ĐỂ ĐƯỢC VÀO KHOA LUẬT ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG?
- TRẢI NGHIỆM KHI LÀ SINH VIÊN KHOA LUẬT ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
- Khoa Luật – nói không với sinh viên lười
- Đội ngũ giảng viên “cực xịn” và tâm huyết một lòng với sinh viên
- Trải nghiệm thực tế là cốt lõi quan trọng khi học luật.
- Nỗi ám ảnh mang tên “Deadline”
- Hoạt động ngoại khóa bổ ích
- TỰ HÀO SINH VIÊN KHOA LUẬT TDTU
>> "Rì viu sương sương" ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh
>> "Rì viu sương sương" về việc học Luật ở Đại học Mở TP.HCM
>> "Rìu viu" tổng quan ĐH Luật Hà Nội
“VÒNG QUANH” KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Nếu các bạn chưa biết thì Khoa Luật là một trong những khoa trẻ nhất so với tuổi đời 22 năm có tên trên bản đồ giáo dục Việt nam của Đại học Tôn Đức Thắng. Năm 2014 Đại học Tôn Đức Thắng tuyển sinh Bộ môn chuyên ngành Luật thuộc Khoa Khoa học xã hội và nhân văn. Đến năm 2015 được tách riêng thành Khoa Luật do Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sơn làm Trưởng khoa và đến hiện tại Khoa Luật đã khẳng định được vị thế của mình khi mỗi đợt tuyển sinh hằng năm khoa luôn là sự lựa chọn của nhiều bạn sinh viên có mong muốn học ngành Luật.
Nữ sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng - Ảnh Yan news
Hiện tại, Khoa Luật đào tạo khoảng 1500 sinh viên theo hệ đào tạo cơ bản và chất lượng cao với đội ngũ giảng viên cơ hữu chất lượng, nhiệt huyết được đào tạo tại các cơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Khoa Luật có đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đến từ các cơ sở đào tạo lớn trong khu vực phía nam, nhiều chuyên gia, Luật sư có uy tín trong và ngoài nước.
Căn cứ vào mục tiêu cụ thể và điều kiện thực tế của Đại học Tôn Đức Thắng, chương trình đào tạo ngành luật bao gồm bốn nhóm chuyên ngành, việc phân ban chuyên ngành sẽ được chọn vào năm 3 của Đại học dưới sự hướng dẫn của giảng viên.
- Chuyên ngành luật kinh tế;
- Chuyên ngành luật dân sự;
- Chuyên ngành luật kinh doanh quốc tế;
- Chuyên ngành luật hình sự.
THI GÌ ĐỂ ĐƯỢC VÀO KHOA LUẬT ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG?
Cơ bản giống như các trường đào tạo chuyên ngành luật khác. Khoa Luật đại học Tôn Đức Thắng tuyển sinh thông qua hai phương thức đó là dựa vàp kết quả kỳ thi THPT Quốc gia với tổ hợp các môn ở các khối thi A00, A01, C00, D01 điểm chuẩn trong 3 năm gần nhất giao động từ 19 – 24 điểm và xét kết quả học bạ 3 năm trung học của các bạn.
TRẢI NGHIỆM KHI LÀ SINH VIÊN KHOA LUẬT ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Những thông tin ở trên phần nào cho các bạn hình dung được tổ chức cũng như quy mô mà nơi các bạn sẽ học, tuy nhiên điều các bạn cần có lẽ là những trải nghiệm thực tế mà các anh chị đi trước đã trải qua truyền lại, nó được xem là kinh nghiệm cũng như là bài học để có thể học tốt ở môi trường này.
Khoa Luật – nói không với sinh viên lười
Mọi người chắc hẳn cũng đâu đó nghe danh về độ khó của Đại học Tôn Đức Thắng rồi đúng không? Nề nếp, kỉ cương phép tắt là tôn chỉ hàng đầu tại đây, sinh viên TDT (Tôn Đức Thắng) có một văn hóa truyền thống mà không sinh viên nào hay trường đại học nào có đó là “Văn hóa xếp hàng” nhưng mình xin bổ sung thêm một văn hóa kèm theo mà chỉ Dân Luật TDT mới làm được đó là “Văn hóa đúng giờ”. Đại học Tôn Đức Thắng quy định sinh viên có quyền đi trễ 15p đầu giờ vì những lý do khách quan chủ quan nhưng riêng ở khoa Luật bạn sẽ không được phép đi trễ, hoặc là vắng không phép hoặc là cố gắng đúng giờ để kịp tiết học, giảng viên đã vào lớp thì các bạn muộn giờ chịu khó đứng ngoài cửa nghe giảng nhé. Điều này tưởng chừng sẽ khó khăn hoặc các bạn sẽ đưa ra hàng loạt lý do cho việc vào muộn tiết của mình nhưng vấn đề đúng giờ đặc biệt rất quan trọng, việc tạo thói quen tích cực ngay từ khi làm sinh viên sẽ giúp ích rất nhiều trong công việc sau này. Khó thế thôi chứ mà nhiều lúc vẫn “lách luật” được nhé vì chẳng có giảng viên nào nỡ điểm danh vắng sinh viên mình một hôm vì đi trễ mà hệ lụy là bạn ấy bị cấm thi học lại môn đâu. Tóm lại, muốn làm sinh viên tốt thì gắng đúng giờ nhé.
Đội ngũ giảng viên “cực xịn” và tâm huyết một lòng với sinh viên
Thầy Trưởng khoa công khai Facebook cá nhân, mail, số điện thoại để nhận 1001 hộp thư góp ý của sinh viên. Chỉ cần là điều hợp lý thầy sẵn sàng bảo vệ sinh viên mình, ngày còn đi học mỗi kỳ thầy sẽ mở buổi thảo luận lấy ý kiến tất cả sinh viên trong khoa, mọi thắc mắc khó khăn khi học được sinh viên chia sẻ trong buổi thảo luận sẽ được thầy xem xét cân nhắc điều chỉnh sao cho sinh viên có môi trường học tập tốt nhất.
Các giảng viên đứng lớp thì tâm huyết vô cùng, thời gian không bao giờ là đủ trong các tiết học. Để tránh các tiết học với lượng kiến thức lớn quá tải thì giảng viên luôn tạo điều kiện cho sinh viên được trao đổi tranh luận phản biện. Phương pháp học này sẽ giúp các bạn sinh viên ghi nhớ lâu hơn là quy cách đọc chép thông thường. Nhớ những ngày làm báo cáo tốt nghiệp mỗi ngày gửi thầy phụ trách hướng dẫn báo cáo không dưới chục mail về thắc mắc đề tài, nội dung hay nhờ thầy đóng góp ý kiến vậy mà thầy vẫn nhiệt tình nhẫn nại hồi đáp.
Trải nghiệm thực tế là cốt lõi quan trọng khi học luật.
Vinh hạnh là một trong những sinh viên khóa đầu chứng kiến khoa Luật từ ngày hình thành và từng bước chuyển mình phát triển vượt trội. Mình còn nhớ những ngày đầu hệ thống giảng viên cơ hữu còn hạn chế đa số là giảng viên thỉnh giảng từ các trường đại học danh tiếng khác nên thầy Trưởng khoa luôn bảo tụi mình là khóa chịu thiệt thòi vì vậy các buổi chuyên đề với các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực pháp luật được khoa mời thường xuyên để sinh viên trao đổi nắm bắt thực tế các vấn đề xã hội bên cạnh các bài học lý thuyết trên lớp. Học Luật ở Tôn Đức Thắng lượng kiến thức các môn kỹ quan trọng không kém các môn chuyên ngành. Mình dám chắc với các bạn tân sinh viên ở đây sẽ dạy bạn đủ các loại kỹ năng cần thiết như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng luật học,… chủ yếu là bạn có vận dụng đủ các kỹ năng sẵn có hay không thôi.
Khoa sẽ thường xuyên cập nhật các phiên tòa xét xử nội dung khác nhau và khuyến khích sinh viên tham gia để bám sát thực tế làm nghề.
Các phiên tòa giả định được lập ra liên tục khi mà sinh viên có thể hóa vai Luật sư, đại diện Viện kiểm sát, Thẩm phán diễn lại các bản án lớn . Đây là một trong những nét đặc trưng trong môn học mà sinh viên khoa háo hức và thích thú.
Nỗi ám ảnh mang tên “Deadline”
Là ai đã nói là lên đại học thoải mái lắm: không bài tập về nhà, không bị kiểm tra bài thoải mái chơi bời điều đó có thể đúng với một số trường hợp nhưng sinh viên Khoa Luật TDT thì chưa bao giờ có trải nghiệm đó. Bạn hãy thử tượng có kỳ học 8-9 môn mà môn nào cũng thuyết trình, làm E-learning, báo cáo nhóm, bài tập cá nhân. Còn nhớ những hôm đi làm thêm ra muộn chạy hụt hơi về nhà để kịp làm một bài kiểm tra 20 phút trên hệ thống lấy điểm quá trình, miệt mài làm đến phút thứ 19 chuẩn bị nộp bài thì bị mất kết nối Internet vậy là mất hết dữ liệu và dĩ nhiên hệ thống hiển thị số 0 tròn trĩnh. Vài lúc ăn gian chạy lên thư viện trường tụ họp một nhóm cùng làm mỗi đứa tìm luật giải quyết một câu vì sức người thì có hạn mà điểm số lại biết nói.Cả những hôm họp nhóm, thuyết trình để có được một bài tập nhóm hoàn hảo nhất. Nhớ mỗi ngày khi kết thúc tiết mà thầy cô báo có bài tập về nhà là cả lớp lại ồ lên than vãn “thầy ơi deadline nhiều quá” “cô ơi miễn bài tập cho tụi em một hôm đi ạ” nhưng có than thở nài nỉ bao nhiêu vẫn phải hoàn thành vì đó là quy định.
Hoạt động ngoại khóa bổ ích
Mọi người thường nghĩ học Tôn Đức Thắng khó quá vào trường này có khi chôn vùi cả tuổi thanh xuân vì hàng tá quy định. Tuy nhiên, có vân vân và mây mây các câu lạc bộ phát triển bản thân, khoa thì luôn tạo sân chơi như văn nghệ, giải đá bóng hay chuyên ngành hơn là mấy cuộc thi trí tuệ như rung chuông vàng, thách thức trạng sư để cho sinh viên tham gia sau những ngày học căng thẳng chỉ sợ lúc đó bạn không có thời gian tham gia chứ hoạt động ngoại khóa là điều không thể thiếu ở trường này.
Thư viện trường Tôn Đức Thắng (Hình từ internet)
TỰ HÀO SINH VIÊN KHOA LUẬT TDTU
Ai nhìn vào cũng biết là trường mình rất “xịn” từ hình ảnh Ký túc xá chuẩn năm sao hay Thư viện truyền cảm hứng nghìn tỉ, cơ sở vật chất bậc nhất và đội ngũ giảng viên tâm huyến với nghề là những điều bọn mình luôn tự hào khoe mẽ khi nói về trường. Qủa thật đại học Tôn Đức Thắng rất đẹp và sinh viên Tôn Đức Thắng cũng vậy. Mặc dù Khoa Luật mình theo học tuổi đời còn trẻ chưa thật sự sánh bằng các trường đào tạo luật chuyên ngành có kinh nghiệm khác tuy nhiên những gì mình nhận lại từ khoa và trường là nhiều hơn chữ “kiến thức”. Ở đây mình được học cách sống, các kỹ năng và những chia sẻ kinh nghiệm thực tế khi ra đời. Và sau 2 khóa đào tạo khi ra trường tỉ lệ tìm việc thành công của sinh viên Khoa Luật đã chứng minh được chất lượng đào tạo của Khoa. Đó là tín hiệu đáng mừng và là tiền đề để Khoa Luật đại học Tôn Đức Thắng tiếp tục phát triển vượt bậc hơn nữa. Bản thân mình thì luôn cảm thấy may mắn và tự hào vì được học trong môi trường tốt chuyên nghiệp như Khoa Luật nói riêng và Đại học Tôn Đức Thắng.
Các bạn tân sinh viên chắc hẳn sẽ choáng ngợp khi bước vào trường và hơi khó thích nghi vì những quy định khó nhằn, tuy nhiên đừng nản lòng mọi thứ chỉ là bắt đầu để chuẩn bị cho hành trang của mình và Khoa Luật Đại học Tôn Đức Thắng là nơi đáng đáng để gửi gắm tương lai.
-
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 6 ngày trước -
Cố vấn pháp lý là gì? Mức lương của cố vấn pháp lý hiện nay là bao nhiêu?
Cập nhật 3 ngày trước -
Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Những điều cần biết về bảo hiểm thất nghiệp
Cập nhật 6 ngày trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Khái quát về công ty Luật hợp danh và thủ tục thành lập công ty Luật hợp danh
Cập nhật 3 ngày trước -
Vi phạm hình sự là gì? Luật Hình sự là gì? Luật Hình sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Cập nhật 3 ngày trước
-
Công ty tư vấn luật là gì? Hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập công ty tư vấn luật
Cập nhật 16 giờ trước -
Mẫu đơn xin nghỉ phép và quyền lợi nghỉ phép của người lao động
Cập nhật 16 giờ trước -
Kế hoạch hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024? Mẫu Kế hoạch thực hiện Ngày pháp luật trong trường học 2024?
Cập nhật 2 ngày trước -
Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Tháng 11 người lao động sẽ được nghỉ những ngày nào?
Cập nhật 2 ngày trước -
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 2 ngày trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 3 ngày trước