Dấu hiệu cho thấy bạn nên nghỉ việc ngay lập tức
Nghỉ việc là quyết định không hề dễ dàng. Thế nhưng nếu thấy bản thân mình ứng với các dấu hiệu dưới đây thì cũng là lúc bạn nên đưa ra quyết định nghỉ việc và tìm cho mình một con đường mới.

- 1. Công việc quá nhàn hạ
- 2. Không được theo đuổi đam mê
- 3. Môi trường làm việc gì mà "toxic" thế?
- 4. Không có cơ hội phát triển
- 5. Tương lai của công ty là một câu hỏi lớn
- 6. Đạo đức nghề nghiệp bị xâm phạm
- 7. Thu nhập không xứng với năng lực
- 8. Bạn không đủ khả năng hoàn thành công việc
- 9. Có cơ hội bền vững hơn ở những đơn vị khác
- 10. Sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng
- 11. Không nhìn thấy tương lai của bản thân
- 12. Không muốn bạn bè, người thân đến làm cùng
>> 05 Vấn đề pháp lý cần lưu ý khi nhảy việc sau tết
>> Cách xử sự chuyên nghiệp trước khi nghỉ việc
>> Nghỉ việc để theo đuổi niềm đam mê, trước tiên hãy trả lời câu hỏi: Bạn có đủ tiền chưa?
1. Công việc quá nhàn hạ
Nếu bạn đang cảm thấy công việc trong khoảng vài tháng trở lại đây bắt đầu trở nên quá dễ, thiếu đi tính thử thách hay nếu không muốn nói là thấp hơn nhiều so với khả năng thì bạn đang bị công việc giới hạn lại tiềm năng của chính mình.
2. Không được theo đuổi đam mê
Đam mê, hứng thú sẽ cho bạn mục tiêu đúng đắn để phấn đấu. Mọi thứ nhàm chán, sai lệch so với đam mê của bản thân vô hình trung khiến bạn đặt tâm sức cũng như thời gian vào công việc ít hơn và không đạt được hiệu quả như mong muốn.
3. Môi trường làm việc gì mà "toxic" thế?
Một nơi không lành mạnh, nhiều hiềm khích, không thúc đẩy sự phát triển chung, có vấn đề giữa mọi người với nhau là môi trường bạn nên tránh.
4. Không có cơ hội phát triển
Cơ hội ở đây không nhất thiết phải "đao to búa lớn" mà đơn giản là bạn được làm việc cho một dự án mới, được đầu tư phát triển kỹ năng. Nếu không được trao những điều này, đừng ngại yêu cầu để nhận được nó. Trong trường hợp không thành công, đây chính là thời điểm bạn và công việc này nên “đường ai nấy bước".
5. Tương lai của công ty là một câu hỏi lớn
Hãy tìm hiểu về tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của công ty cũng như báo cáo tài chính một cách rõ ràng để đo đạc khả năng phát triển và tương lai của công ty. Bạn hoàn toàn có quyền làm việc ở một công ty có khả năng phát triển thay vì một công ty đang gặp nguy hiểm.
6. Đạo đức nghề nghiệp bị xâm phạm
Một môi trường làm việc chuyên nghiệp và phù hợp với sự phát triển của nhân viên sẽ không chấp nhận việc đi ngược lại với đạo đức ngành nghề. Hãy hiểu đúng sai và dừng lại đúng lúc. Giá trị của bạn quý giá hơn rất nhiều so với đồng lương hàng tháng!
7. Thu nhập không xứng với năng lực
Một vài trường hợp chấp nhận lương thấp để đổi lại cơ hội phát triển cao nhưng số khác thì chẳng có gì. Đó là lúc nên thử yêu cầu để nhận được câu trả lời. Đừng tự hạ thấp năng lực bản thân!
8. Bạn không đủ khả năng hoàn thành công việc
Một vài trường hợp bạn gặp vấn đề sức khỏe dài hạn hay có quá nhiều thứ nên không thể xoay sở nổi, hãy cân nhắc đến việc dừng lại vì sự phát triển của cả bạn lẫn công ty.
9. Có cơ hội bền vững hơn ở những đơn vị khác
Tất nhiên bạn chẳng sai nếu cơ hội đó thật sự có giá trị với bạn và đặc biệt là phù hợp hơn với bạn. Công ty cũ vẫn rất tốt trong trường hợp này thì hãy là nghỉ việc một cách văn minh và tử tế nhé!
10. Sức khoẻ tinh thần bị ảnh hưởng
Nếu từ khi bắt đầu công việc, bạn thường xuyên cảm thấy chán nản, mệt mỏi, không còn nhiều động lực để bắt đầu những điều bản thân yêu thích, thậm chí sợ phải đi làm thì hãy dừng lại bạn nhé!
11. Không nhìn thấy tương lai của bản thân
Tương tự như việc bạn dừng lại khi không thấy tương lai của công ty khả quan, thì việc bạn chưa thể hình dung rõ ràng về sự phát triển của chính mình cũng là một lí do nghỉ việc bạn nên cân nhắc.
12. Không muốn bạn bè, người thân đến làm cùng
Nếu công ty tốt, bạn sẽ thật sự mong muốn cơ hội này thuộc về những người thân thiết của mình nữa. Thế nhưng khi bạn luôn khuyên họ đừng làm ở đây và có thể kể được rất nhiều lí do thì hãy nghĩ lại về trường hợp của bản thân.
Hy vọng thông tin sẽ hữu ích cho các bạn. Đừng quên đánh giá 5 sao cho bài viết và 1 share ủng hộ nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm thì hãy truy cập vào NhanLucNganhLuat.vn để ứng tuyển ngay nhé!
-
Làm thế nào để thực tập sinh trở thành nhân viên chính thức?
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên và hướng dẫn viết đơn xin thực tập
Cập nhật 4 ngày trước -
Mẫu hợp đồng lao động năm 2023 mới nhất quy định thế nào? Có thể ký hợp đồng lao động xác định thời hạn tối đa bao nhiêu tháng và tối đa mấy lần?
Cập nhật 4 ngày trước -
8 cách rèn luyện và cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Cập nhật 1 ngày trước -
Một số quyền lợi chỉ có với lao động nữ năm 2023
Cập nhật 4 ngày trước -
Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5 trong năm 2023 thì người lao động sẽ được nghỉ mấy ngày?
Cập nhật 6 ngày trước -
Có thể hành nghề công chứng viên ngay khi tốt nghiệp chuyên ngành luật hay không?
Cập nhật 1 ngày trước
-
Khi nào tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư?
Cập nhật 8 giờ trước -
Có nên rải CV hay không?
Cập nhật 10 giờ trước -
Giảng viên đại học ngành luật muốn hành nghề luật sư thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Cập nhật 16 giờ trước -
Người không học chuyên ngành Luật có thể trở thành công chứng viên được không? Công chứng viên có những quyền và nghĩa vụ gì?
Cập nhật 16 giờ trước -
Tuyển sinh Học viện Cảnh sát nhân dân 2023
Cập nhật 1 ngày trước -
Để được phong hàm Giáo sư ngành luật học thì cá nhân bắt buộc phải đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Cập nhật 1 ngày trước