Marketing là gì? Tìm việc Marketing ở đâu?

Marketing là gì? Đó là câu hỏi chưa bao giờ hết hot, bởi khi và chỉ khi bạn thật sự đi sâu vào đề tìm hiểu nó, thực hành nó thì bạn mới hiểu được thật sự “marketing là gì?”. Không có một định nghĩa nào là hoàn toàn chuẩn xác về ngành nghề Marketing. Vì đây là nhóm ngành nghề có sự vận động, chuyển mình không ngừng theo sự vận động của xã hội.

>> Nhân viên Marketing là gì?

Như đã trình bày, thật khó để có một định nghĩa mô tả cụ thể về ngành Marketing để người “ngoại đạo” đọc vào là hiểu ngay. Cách hiểu dễ nhất là quan sát xem một “Marketer” họ sẽ làm những công việc gì.

Marketing là một thuật ngữ tiếng Anh, chưa được Việt hóa. Tuy nhiên theo thời gian, việc Việt hóa khái niệm này không còn là mục tiêu mà các chuyên gia hướng tới vì chính bản thân từ mượn tiếng nước ngoài này đã thể hiện được nội hàm đầy đủ những công việc của một “marketer” phải làm. Marketing được hiểu là một quá trình truyền đạt giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ tới khách hàng, với mục đích bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó để đem lại doanh thu cho công ty.

Nó bao gồm sự phối hợp của bốn yếu tố được gọi là 4P của Marketing:

- Xác định, lựa chọn và phát triển sản phẩm;

- Xác định giá sản phẩm;

- Lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm đến được tay khách hàng;

- Xây dựng và thực hiện chiến lược quảng cáo.

1. Những đặc điểm dễ nhận biết của nghề Marketing

Marketing là một ngành nghề dành cho người năng động

Năng động ở đây không kể đến tuổi tác. Một người làm marketing không quan trọng là “bao nhiêu tuổi”, mà quan trọng là “cách làm việc giống người bao nhiêu tuổi”. Điều đó cho thấy rằng, tuổi tác không phải là rào cản trong nghề này, bất chấp việc nó yêu cầu một người làm phải luôn năng động, hoạt bát. Một người 40 tuổi nhưng luôn giữ cho mình phong thái làm việc, tuyw duy làm việc như những sinh viên mới ra trường chắc chắn sẽ “ăn điểm” trước những cử nhân tốt nghiệp Marketing nhưng lại sẵn trong mình tâm lý ù lì, thụ động.

Làm marketing sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều người

Giống như một Luật sư, sẽ thường xuyên phải gặp khách hàng, cơ quan nhà nước… Một Marketer khi thực hiện nhiệm vụ cũng sẽ có cơ hội tương tự. Bạn sẽ giao tiếp với nhiều người mới một cách thường xuyên từ khách hàng, nhà cung cấp, đối tác. Với tính chất công việc như vậy, đòi hỏi một Marketer cần có kỹ năng dễ hòa nhập vào đám đông, tập thể để thuận lợi cho công việc.

Làm Marketing yêu cầu sự sáng tạo và tư duy không ngừng nghỉ

Marketing là một ngành nghề được xem là sự sáng tạo, tư duy đổi mới được tận dụng triệt để nhất. Một người làm marketing cần phải có tư duy sang tạo để đưa ra những ý tưởng mới, những chiến dịch quảng bá sản phẩm hiệu quả.

Nghề Marketing

Nghề Marketing

2. Học gì để làm Marketing?

Hầu hết mọi người khi đọc đến câu hỏi này thì sẽ có ngay câu trả lời đó là “học marketing chứ học gì nữa.”. Nhưng câu trả lời đúng không chỉ dừng lại ở việc bạn được đào tạo chuyên ngành Marketing. Đương nhiên nếu được đào tạo chuyên sâu về ngành nghề Marketing trong suốt 4 năm Đại học thì đó là một điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên đó không phải là điều kiện duy nhất để có được một nhân viên Marketing giỏi. Một người học Luật vẫn có thể làm trong lĩnh vực Marketing là chuyện không phải hiếm gặp. Điều quan trọng nhất là trong quá trình đào tạo Đại học, bạn học được gì, những kỹ năng gì mà bạn được rèn luyện. Một số nhóm ngành nghề đào tạo có liên quan, nhưng không phải chuyên sâu Marketing như báo chí, truyền thông, quản trị kinh doanh, Luật… cũng là những nhóm ngành nghề mà ở đó có nhiều ứng viên tiềm năng cho những vị trí công việc trong lĩnh vực Marketing.

3. Để làm một Marketer, cần có kỹ năng cơ bản gì?

Một số kỹ năng cần có của một nhân viên Marketing như sau.

- Kỹ năng tin học phải thật sự thuần thục. Thời đại công nghệ số lên ngôi, xu hướng marketing trên nền tảng số hóa được ưu tiên hơn những nền tảng marketing truyền thống. Chính vì vậy, trang bị cho mình những kỹ năng cơ bản nhất về phần mềm, máy tính, thiết bị cầm tay là điều tối quan trọng.

- Nên biết về đồ họa:

Trong những chiến dịch marketing, việc sử dụng những phần mềm Adobe Photoshop hoặc Adobe Illustrator để cho ra những sản phẩm thiết kế phục vụ cho chiến dịch là điều tất yếu phải có. Một Marketer nên biết về đồ họa để xử lý công việc thuận tiện hơn. Không nhất thiết biết để làm một chuyên viên thiết kế đồ họa, mà bạn chỉ cần hiểu về chúng là được

- Biết cách vận hành một hệ thống quản trị, xuất bản nội dung trên nền tảng website.

- Biết về Các mạng xã hội: Mạng xã hội đã trở thành công cụ tương tác với khách hàng từ việc quảng cáo, thông báo có sản phẩm mới, giải đáp thắc mắc của khách hàng, các chương trình khuyến mãi… Tuy mạng xã hội có nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại nhiều yếu điểm và các Marketer cần tìm hiểu để tận dụng tối đa ưu điểm và hạn chế đến mức thấp nhất các khuyết điểm.

- Có kiến thức về SEO: Như đã nói, trong thời đại công nghệ số Digital Marketing lên ngôi nên một marketer cần phải có kiến thức về SEO, bao gồm cách thức hoạt động và các công cụ liên quan như Google Analytics, để giúp sản phẩm của họ xuất hiện hàng đầu trên các công cụ tìm kiếm.

4. Tìm việc làm Marketing ở đâu?

NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT, không chỉ giới hạn ứng viên trong lĩnh vực pháp lý, không giới hạn những công việc trong lĩnh vực pháp lý. Nếu bạn muốn thử sức với công việc của một Marketer, bạn có thể tìm kiếm công việc tại đây:

https://nhanlucnganhluat.vn/tim-viec-lam/tat-ca-viec-lam+nganh-marketing-n116s1.html

 
Trương Nguyễn Thạch
Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@nhanlucnganhluat.vn.
2.844 
Click vào đây để xem danh sách Việc làm marketing hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm marketing
Click vào đây để xem danh sách Việc làm marketing hoặc nhận thông báo thường xuyên về Việc làm marketing