Mô tả công việc luật sư chi tiết nhất cho những bạn sinh viên định hướng nghề luật sư
Luật sư là chức danh quá quen thuộc khi nhắc đến những bạn sinh viên học ngành Luật. Chúng ta thường thấy hình tượng, công việc luật sư được xây dựng trên phim ảnh vậy trong thực tế luật sư cần đảm đương những việc gì và phải bản lĩnh cương trực như thế nào họ mới cần mẫn sống trọn với nghề. Bài viết dưới đây phần nào mô tả chi tiết công việc đầy đủ nhất của một luật sư để các bạn có thể hình dung rõ hơn và định hướng theo nghề.
- Luật sư là gì? Họ là ai?
- Công việc chính của một luật sư
- Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công.
- Tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát sinh
- Thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình kiện tụng, cung cấp hồ sơ kiện tụng cho cơ quan Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài
- Đại diện cho Công ty/ Khách hàng trong quá trình đàm phán
- Làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật trong các trường hợp cần thiết
- Nghiên cứu, cập nhật quy định pháp luật chuyên ngành theo yêu cầu của công việc
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu
>> Cách phân biệt Công ty Luật “xịn” và Công ty Luật “đểu
>> Danh sách các Văn phòng Luật sư tại TP Hồ Chí Minh
>> Nghề Luật sư ở Việt Nam có dễ sống hay không?
Luật sư là gì? Họ là ai?
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).
Luật sư là gì? (Hình từ Internet)
Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nói dễ hiểu là luật sư là những người hoạt động trong lĩnh vực pháp luật (khi đã được cấp phép hành nghề) theo quy định của luật định. Họ là những người chịu trách nhiệm thực hiện các thủ tục liên quan đến pháp lý theo yêu cầu của khách hàng. Đối tượng khách hàng của luật sư có thể là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp,…
Họ chính là những người giúp đỡ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý và đứng ra bảo vệ quyền lợi khách hàng trong các vụ tranh chấp, kiện tụng xảy ra.
Công việc chính của một luật sư
Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà luật sư có những nhiệm vụ và công việc thực hiện khác nhau. Nhìn chung, luật sư khi hành nghề sẽ thực hiện những công việc sau:
Chuẩn bị, nghiên cứu và soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý theo sự phân công.
Việc chuẩn bị các văn bản soạn thảo hồ sơ pháp lý thật sự là công việc quá quen thuộc đối với các luật sư hoạt động trong công ty luật. Các văn bản hồ sơ này cần phải được nghiên cứu, soạn thảo một cách cẩn thận và chính xác nhất. Vì hành nghề trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật thì không có chỗ cho hai từ sai sót. Nếu chẳng may có lỗi thì có thể ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng và thậm chí là bản thân người phụ trách.
Soạn thảo văn bản hồ sơ pháp lý (Hình từ Internet)
Tham gia tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp, tranh tụng xử lý các vấn đề phát sinh
Công việc tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp được xem là công việc chính của luật sư và hầu hết người ta biết đến luật sư thông qua việc này.
Hiện nay việc tư vấn giải quyết tranh chấp có rất nhiều hình thức như là trao đổi trực tiếp hoặc là tư vấn thông qua điện thoại, gmail, trang web. Khi khách hàng gặp vấn đề, vướng mắc pháp lý luật sư là người chịu trách nhiệm phân tích và giải thích mặt có lợi, có hại của sự việc giúp họ nắm rõ tình hình hiện tại họ đang gặp phải.
Thêm vào đó luật sư sẽ đưa ra hướng giải quyết để có thể đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho khách hàng. Việc giải thích, đưa ra giải pháp phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi luật sư và kinh nghiệm trong suốt quá trình làm nghề.
Tranh tụng và giải quyết tranh chấp (Hình từ Internet)
Giải quyết tranh chấp và tham gia tranh tụng cũng là một phần công việc của luật sư. Họ sẽ làm người bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng tranh tụng trước tòa án và luật pháp. Nhiệm vụ của luật sư là nắm rõ tình hình thực tế dựa trên căn cứ pháp lý để có thể bảo vệ quyền lợi của thân chủ.
Thu thập chứng cứ phục vụ cho quá trình kiện tụng, cung cấp hồ sơ kiện tụng cho cơ quan Tòa án, Nhà nước hoặc tổ chức trọng tài
Khi giải quyết các vấn đề tranh chấp kiện tụng của khách hàng thì luật sư chính là người thu thập chứng cứ để phục vụ cho quá trình kiện tụng giúp ích trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
Các chứng cứ tìm thấy phải được xem là quan trọng và mang tính quyết định của vụ án, các hồ sơ tài liệu chứng cứ sẽ được nộp về cơ quan tòa án, nhà nước hoặc tổ chức trọng tài,
Đại diện cho Công ty/ Khách hàng trong quá trình đàm phán
Trở thành người đại diện hợp pháp của khách hàng đồng nghĩa với việc luật sư sẽ là người đại diện tất cả. Họ sẽ là người phát ngôn chính thức của khách hàng nói lên điều mong muốn cũng như quan điểm khách hàng muốn trình bày cho Tòa án hiểu.
Ngoài ra luật sư còn có thể thay mặt khách hàng của mình thực hiện các công việc pháp lý liên quan trong quá trình xảy ra tranh chấp, kiện tụng.
Làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật trong các trường hợp cần thiết
Trong các trường hợp nhất định luật sư sẽ được khách hàng ủy quyền chịu vấn đề phát sinh liên quan đến pháp luật. Lúc đó, họ phải làm việc trực tiếp với các cơ quan pháp luật liên quan để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình.
Lúc này luật sư chính là người đại diện và thay mặt khách hàng giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo quyền và lợi ích tối ưu nhất cho khách hàng của mình.
Nghiên cứu, cập nhật quy định pháp luật chuyên ngành theo yêu cầu của công việc
Xã hội phát triển thì các chế định của luật cũng thay đổi theo thời gian nên đòi hỏi những người làm việc trong lĩnh vực pháp lý cần phải cập nhật thường xuyên các quy định mới sửa đổi bổ sung để phục vụ công việc và luật sư cũng không ngoại lệ.
Cập nhật quy định pháp luật thường xuyên (Hình từ Internet)
Luật sư luôn là người cần cập nhật những quy định mới khi có sự thay đổi mới được ban hành để đảm bảo lợi ích của khách hàng và danh tiếng của bản thân khi hành nghề.
Việc nghiên cứu và cập nhật giúp luật sư nắm bắt quy định pháp luật từ đó áp dụng vào tình hình thực tế để giải quyết vụ việc, vụ án.
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu
Bên cạnh những công việc trên thì luật sư còn thực hiện các công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên như tham gia hội thảo, đi công tác, gặp gỡ khách hàng,…
Trên đây chính là mô tả công việc luật sư phải đảm nhận. Vì làm việc trong lĩnh vực pháp lý nên luật sư cần hội tụ đủ yếu tố từ kiến thức chuyên môn cho đến kỹ năng làm nghề vững chắc thì mới có thể trở thành một luật sư giỏi và được người đời trọng vọng.
-
Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Cập nhật 3 tháng trước -
Lưu ý gì khi đổi tên Văn phòng luật sư? Tên văn phòng luật sư được đặt thế nào?
Cập nhật 4 tháng trước -
Văn phòng luật sư có được thay đổi tên không?
Cập nhật 4 tháng trước -
Thủ tục chuyển đổi từ văn phòng luật sư thành công ty luật?
Cập nhật 6 tháng trước -
Có bằng cử nhân luật được thành lập văn phòng luật sư không?
Cập nhật 8 tháng trước -
Văn phòng luật sư do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình nào?
Cập nhật 10 tháng trước
-
Cách viết bản kiểm điểm cá nhân đảng viên? Mẫu bản kiểm điểm đảng viên cá nhân cuối năm 2024?
Cập nhật 7 ngày trước -
Trách nhiệm của Luật sư trong các Công ty Luật hợp danh như thế nào?
Cập nhật 3 ngày trước -
Công ty của Hiếu PC và Thư Viện Pháp Luật hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo trên mạng
Cập nhật 4 ngày trước -
Khái quát về công ty đấu giá hợp danh và thủ tục đăng ký hoạt động
Cập nhật 5 ngày trước -
Công ty luật có được lập theo loại hình công ty hợp danh hay không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Hướng dẫn chuyển đổi từ Công ty luật hợp danh sang Công ty luật TNHH?
Cập nhật 5 ngày trước -
Học gì để trở thành chuyên viên pháp chế?
Cập nhật 7 ngày trước
-
Cảnh sát hình sự là gì? Cảnh sát hình sự có nhiệm vụ gì? Cảnh sát hình sự học ngành gì?
Cập nhật 40 phút trước -
Năm 2024: Cục trợ giúp pháp lý tuyển dụng viên chức
Cập nhật 22 giờ trước -
Công văn là gì? Công văn có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo Công văn?
Cập nhật 1 ngày trước -
Mẫu đơn xin chuyển công tác mới nhất năm 2024? Cách viết đơn xin chuyển công tác chính xác?
Cập nhật 1 ngày trước -
Cảnh giác "dịch vụ luật sư" có thể lấy lại tiền bị lừa đảo
Cập nhật 2 ngày trước -
Trách nhiệm của người lao động khi nghỉ việc là gì? Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi chấm dứt hợp đồng lao động?
Cập nhật 3 ngày trước