Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư?
Học Thạc sĩ Luật hay học Luật sư là mối phân vân của nhiều Cử nhân Luật sau khi ra trường. Là một người từng trải qua cả hai khóa đào tạo kể trên, tôi xin chia sẻ những trải nghiệm thực tế của mình để những bạn thắc mắc, phân vân về vấn đề này cân nhắc, lựa chọn hợp lý cho mình.

1. Về đầu vào
Vấn đề đầu vào cũng phần nào giúp bạn hình dung và trả lời được cho câu hỏi Nên học Thạc sĩ hay Luật sư?
Hiện nay Học viện Tư pháp không tổ chức thi tuyển đầu vào với lớp đào tạo nghề Luật sư. Trừ lớp Luật sư chất lượng cao được áp dụng trong vài năm gần đây, những lớp này có yêu cầu thi tuyển đầu vào.
Còn với Khóa đào tạo Thạc sĩ Luật, theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT thì để theo học Thạc sĩ, người học phải thi đầu vào theo quy định của Bộ.
03 môn thi do Thủ trưởng cơ sở đào tạc xác định, bao gồm:
- Ngoại ngữ;
- Hai môn thi khác, trong đó có một môn chủ chốt của ngành, chuyên ngành đào tạo, được xác định theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ Thạc sĩ. Đối với ngành, chuyên ngành đặc thù hoặc chương trình đào tạo Thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo có thể thay môn thi không chủ chốt bằng phương thức kiểm tra năng lực khác phù hợp với yêu cầu của ngành, chuyên ngành, chương trình đào tạo.
Như vậy, có thể thấy về đầu vào, lớp đào tạo nghề Luật sư là dễ hơn so với học Thạc sĩ Luật.
Lựa chọn giữa học Luật sư và học Thạc sĩ (Hình từ internet)
2. Về địa điểm học tập
Theo học lớp đào tạo nghề Luật sư, học viên chỉ có 01 lựa chọn là học ở Học viện Tư pháp. Còn học Thạc sĩ thì có nhiều cơ sở đào tạo được cấp phép đào tạo Thạc sĩ Luật trên khắp cả nước.
Như vậy, có thể thấy việc học Thạc sĩ Luật thì người học có nhiều lựa chọn hơn.
3. Về học phí
Đối với học Thạc sĩ, Cử nhân Luật có nhiều lựa chọn, mỗi cơ sở đào tạo có quy định riêng về học phí. Riêng ở ĐH Luật TP. HCM nơi tôi từng theo học thì học phí đào tạo Thạc sĩ hiện hành là 27 triệu đồng/năm chưa kể những chi phí tài liệu, luận án phát sinh khác.
Còn học lớp Luật sư, hiện nay học phí tại học viện Tư pháp như sau:
- Hà Nội, các tỉnh Tây Nguyên và TT-Huế trở ra: Học phí khoảng 17 triệu đồng/khóa, chưa kể chi phí phát sinh khác.
- Học ở các địa phương từ Đà Nẵng trở vào và TP.HCM: Học phí khoảng 20.5 triệu đồng/khóa, chưa kể chi phí phát sinh khác.
Về học phí thì tôi không có kết luận cao, thấp. Vì mỗi người có một điều kiện, hoàn cảnh khác nhau nên lựa chọn giữa việc nên học Thạc sĩ hay Luật sư còn phù thuộc vào khả năng kinh tế của mỗi người.
4. Về quá trình học tập
Học Thạc sĩ là học theo hướng chuyên sâu, dù là học nghiên cứu hay là học mang tính ứng dụng thì những kiến thức học đều là những kiến thức chuyên sâu, chính vì vậy để học viên theo học hiểu và nắm bắt được những kiến thức đó, đòi hỏi người học phải đầu tư nghiêm túc về thời gian và công sức. Vậy "Nên học Thạc sĩ hay Luật sư"?
Học Luật sư, là học thiên về kỹ năng nghề nghiệp hay còn gọi nghề Luật sư. Người theo học có thể là người đã và đang làm trong các tổ chức hành nghề Luật sư, về nghiệp vụ có thể người học đã được tích lũy qua quá trình làm việc, nên chương trình học có thể sẽ nhẹ nhàng hơn với người theo học.
Chính vì vậy, về đánh giá mức độ khó dễ, cá nhân tôi đánh giá việc học Thạc sĩ Luật là khó hơn, vì kiến thức là những kiến thức chuyên sâu đòi hỏi tư duy không ngừng nghỉ và một sự đầu tư thời gian nghiêm túc. Còn học Luật sư thì có thể không cần phải tốn quá nhiều thời gian để nghiên cứu, bởi công việc hằng ngày đã giúp cho học viên trau dồi được những kỹ năng nghề nghiệp đó.
5. Về mục tiêu đào tạo
Mục tiêu đào tạo của hai chương trình là hoàn toàn khác nhau.
Học Thạc sĩ, người học được trang bị kiến thức chuyên sâu phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy hoặc nếu học Thạc sĩ theo hướng ứng dụng thì sẽ được trang bị kiến thức thực tiến ở đa dạng lĩnh vực nghề nghiệp trong ngành Luật chứ không bó buộc trong một nhóm ngành nghề nào.
Học Luật sư, người học được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản để bước theo nghề Luật sư. Những môn học mang thiên hướng về kỹ năng nghề nghiệp, thực tiễn ứng dụng trong chính nghề Luật sư, áp dụng cho nghề Luật sư chứ không mang tính hàn lâm, chuyên sâu.
6. Về định hướng nghề nghiệp
Chính vì mục tiêu đào tạo khác nhau nên định hướng nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau. Vì vậy để trả lời cho câu hỏi "Nên học thạc sĩ hay luật sư" thuộc về định hướng nghề nghiệp của mỗi người.
Học Thạc sĩ, bạn có thể theo hướng nghiên cứu, giảng dạy. Hoặc làm những công việc thực tiến trong bất kì lĩnh vực nào mà bạn mong muốn.
Học Luật sư, đương nhiên mục tiêu là đê trở thành Luật sư, và ứng dụng trong công việc thực tế. Có thể là theo nghề Luật sư hoặc dùng kiến thức, bằng cấp để làm tư vấn doanh nghiệp, chuyên viên pháp lý dự án…
Định hướng nghề nghiệp (Hình từ internet)
Trên là những đánh giá của tôi sau khi trải qua 02 lớp đào tạo trên. Không có khóa học nào là dễ, cũng không có khóa học nào được xem là khó. Điều quan trọng nhất là mục tiêu của bạn là gì, học để làm gì… Mỗi người phải tự giải quyết thắc mắc của chính mình thì mới có lựa chọn hợp lý và chính xác. Nếu người theo học đi học theo phong trào, học vì… rảnh, học vì “dễ thì mục đích cuối cùng của việc đào tạo là không đạt được trên chính người học đó.
*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Xem thêm:
Tags:
Thạc sĩ nên học thạc sĩ hay luật sư nghề luật sư Thạc sĩ luật đào tạo cử nhân luật Trương Nguyễn Thạch-
Nhân viên kiểm soát nội bộ là gì?
Cập nhật 3 ngày trước -
Đâu là điểm mạnh của sinh viên ngành Luật?
Cập nhật 5 ngày trước -
Phân biệt Văn phòng luật sư và Công ty luật
Cập nhật 5 ngày trước -
Trong sơ yếu lý lịch cá nhân chữ ký có cần chứng thực không và có bắt buộc chứng thực chữ ký ở nơi có hộ khẩu không?
Cập nhật 5 ngày trước -
Sử dụng công trình chưa qua nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bị xử phạt ra sao theo quy định?
Cập nhật 7 ngày trước -
Mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức viên chức hợp nhất 2023 là mẫu nào? Lưu ý gì khi viết sơ yếu lý lịch?
Cập nhật 5 ngày trước -
Có thể chứng thực sơ yếu lý lịch tại nơi tạm trú không hay phải về nơi thường trú để chứng thực?
Cập nhật 4 ngày trước
-
Có bao nhiêu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất?
Cập nhật 1 giờ trước -
Để trở thành trợ giúp viên pháp lý cá nhân cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào theo quy định hiện nay?
Cập nhật 8 giờ trước -
Sơ yếu lý lịch của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có bắt buộc xác nhận tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú không?
Cập nhật 8 giờ trước -
Bảng lương viên chức trợ giúp viên pháp lý năm 2023 được quy định như thế nào? Xếp lương đối với viên chức trợ giúp viên pháp lý cần đảm bảo nguyên tắc gì?
Cập nhật 1 ngày trước -
Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nước và 07 điều cần biết
Cập nhật 1 ngày trước -
Văn phòng công chứng có được chứng thực chữ ký trong sơ yếu lý lịch không? Thủ tục chứng thực chữ ký thực hiện như thế nào?
Cập nhật 1 ngày trước