Chuyên viên Xử lý nợ thế chấp là gì?
Xử lý nợ thế chấp là hoạt động phổ biến tại ngân hàng và người thực hiện việc này được gọi là Chuyên viên Xử lý nợ. Để hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp cũng như công việc thường nhật của một Chuyên viên xử lý nợ thế chấp là gì thì xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.
Hiểu như thế nào là Chuyên viên Xử lý nợ thế chấp?
Xử lý nợ thế chấp là gì?
Là việc thực hiện các biện pháp kiểm tra tài sản thế chấp để giải quyết các khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán, hoặc người vay không còn có khả năng chi trả.
Chuyên viên Xử lý nợ thế chấp là gì?
Là người trực tiếp xử lý tài sản thế chấp của người vay khi khoản nợ đã bị quá hạn thanh toán hoặc người vay không còn khả năng chi trả.
Công việc chính của Chuyên viên Xử lý nợ thế chấp
- Những người hoạt động trong lĩnh vực này thì đều có tính chất công việc riêng biệt tuy nhiên nhìn chung công việc chính của một Chuyên viên Xử lý nợ thế chấp được hiểu như sau:
- Quản lý hồ sơ thông tin khách hàng có nợ xấu bao gồm các nội dung: kiểm tra định kỳ, gia hạn nợ, phân tích đánh giá và phân loại nợ, điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng, xử lý thu hồi nợ…
- Thực hiện công tác quản lý và Xử lý nợ có Tài sản đảm bảo, tiến hành các biện pháp tác nghiệp đôn đốc & tố tụng nhằm yêu cầu khách hàng (KH) tất toán khoản vay tại ngân hàng.
- Xác minh thông tin liên quan đến khách hàng trả nợ, nguồn tài chính của khách nợ nhằm phục vụ cho quá trình trả nợ;
- Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ, lập phương án và thực hiện công tác thu hồi nợ xấu của Ngân hàng, chủ yếu qua các biện pháp: cấu trúc nợ; thu giữ, xử lý tài sản đảm bảo; và đại diện ngân hàng tham gia tố giác/tố tụng/thi hành án theo ủy quyền tại các cơ quan Công an, Tòa án, Thi hành án, …
- Quản lý hồ sơ xử lý nợ trong phạm vi công việc được giao.
- Báo cáo về công tác xử lý nợ định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo.
- Tham gia vào các buổi họp thường xuyên về lập kế hoạch công việc, vận hành và rà soát hiệu quả công việc trong nhóm.
- Các công việc và nghiệp vụ khác theo yêu cầu của lãnh đạo.
Yêu cầu cần có của một Chuyên viên Xử lý nợ thế chấp
- Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Luật, Tài chính ngân hàng;
- Có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm về tư vấn giải quyết các tranh chấp quan hệ dân sự liên quan đến vay nợ, thế chấp tài sản. Am hiểu các quy định Pháp luật liên quan đến hoạt động thu hồi nợ.
- Am hiểu về luật kinh tế, nắm chắc các nghiệp vụ tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng
- Có kỹ năng trong mảng xử lý tín dụng, hỗ trợ tín dụng
- Có kiến thức về nghiệp vụ cho vay, các quy định liên quan đến công tác thu hồi nợ
- Có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ luật sư và kinh nghiệm tham gia tố tụng;
Kỹ năng cần có
- Chủ động, sáng tạo và luôn tìm tòi cải tiến trong công việc.
- Kiên nhẫn, quyết đoán, nhạy bén và chịu được áp lực công việc cao.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng: Word, Excel, Outlook,...
- Hiểu biết về đời sống xã hội, tình hình kinh tế, thị trường, khách hàng.
Quyền lợi được hưởng khi đảm nhận vị trí Chuyên viên Xử lý nợ thế chấp
- Mức thu nhập hấp dẫn và cạnh tranh trong ngành Ngân hàng và Dịch vụ tài chính:
- Lương thỏa thuận phù hợp theo năng lực;
- Lương tháng 13 + Thưởng thành tích cuối năm;
- Phụ cấp (ăn trưa, xăng xe, điện thoại, độc hại, thâm niên, ...);
- Incentive theo hiệu quả làm việc;
- Thưởng thúc đẩy theo Tháng/Quý/Năm, …
- Đảm bảo các quyền lợi theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng
- BHXH, BHYT, BHTN theo quy định;
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm;
- Nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày phép theo quy định của pháp luật
- Môi trường làm việc năng động, cơ hội thăng tiến cao.
- Các khoá đào tạo kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chuyên ngành: đào tạo tân tuyển, đào tạo chuyên đề nội bộ, Công ty hỗ trợ chi phí cho các khoá ngắn hạn bên ngoài.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vị trí Chuyên viên Xử lý nợ. Bạn có thể tìm việc làm Chuyên viên Xử lý nợ tại trang đăng tin tuyển dụng Nhân Lực Ngành Luật chuyên đăng tin tuyển dụng nhân sự ngành luật và các khối ngành liên quan.
-
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn: Nếu sếp làm sai, bạn phải làm gì?
Cập nhật 6 ngày trước -
Mẫu đơn xin thôi việc/ nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2022
Cập nhật 3 ngày trước -
Cách trả lời câu hỏi: Vì sao bạn nhảy việc
Cập nhật 6 ngày trước -
Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn: Những điều nên và không nên
Cập nhật 3 ngày trước -
Bạn đã hiểu đúng về câu hỏi phỏng vấn: “Mục tiêu 05 năm tới của em là gì?”
Cập nhật 6 ngày trước -
“Tại sao chúng tôi nên nhận bạn?” – Câu hỏi thường được hầu hết các nhà tuyển dụng hỏi khi phỏng vấn và cách trả lời hiệu quả nhất
Cập nhật 6 ngày trước -
Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng để tăng cơ hội trúng tuyển
Cập nhật 6 ngày trước
-
Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024? Nội dung kiểm điểm đảng viên cuối năm?
Cập nhật 15 giờ trước -
Mẫu đơn xin việc viết tay mới nhất hiện nay? Đơn xin việc viết tay được không?
Cập nhật 16 giờ trước -
Phiếu thông tin về người tìm việc làm có bắt buộc khi đi xin việc không?
Cập nhật 1 ngày trước -
5 sai lầm thường gặp của sinh viên mới ra trường khi đi xin việc
Cập nhật 1 ngày trước -
Công việc bán thời gian là gì? Một số lưu ý với người lao động về việc làm bán thời gian
Cập nhật 2 ngày trước -
Mẫu Đơn xin việc mới nhất? Hướng dẫn viết đơn xin việc trong hồ sơ xin việc chuẩn, gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng?
Cập nhật 2 ngày trước